-Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ phải thốt lên như vậy sau khi đọc thông tư 01/2016 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hướng dẫn thi hành một số điều trong NĐ 72/2012 và nghị định bổ sung NĐ 15/ 2016 vừa được Bộ này ban hành.

Sau người mẫu, nhiếp ảnh bức xúc không được đăng ảnh nude lên trang cá nhân, đến lượt các nhạc sĩ cũng 'khó hiểu' với thông tư 01 hướng dẫn thực hiện NĐ 79/2012/NĐ-CP và NĐ 15/2012/NĐ-CP vừa ban hành.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành thông tư 01/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ 79/2012/NĐ-CP về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và NĐ15/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều của NĐ 72. Tuy nhiên, nhiều từ ngữ trong thông tư khiến các nghệ sĩ khó hiểu, nhất là giới người mẫu và nhạc sĩ.

{keywords}
Nhạc sĩ Phó Đức Phương rất bức xúc với thông tư 01 hướng dẫn thi hành NĐ 15 bổ sung của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Thông tư "đá" nghị định

Nhạc sĩ Phó Đức Phương chia sẻ rằng, khi NĐ 15/2015 bổ sung một số điều của NĐ 72 trước đó ra đời đã khiến giới nhạc sĩ rất vui bởi nó đã đứng về phía nhạc sĩ, bảo vệ quyền lợi cho họ, các nhạc sĩ có 'cái gậy pháp lý' để 'nói chuyện' với đơn vị vi phạm tác quyền.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương trích dẫn: "Trong Điều 9 của NĐ15 bổ sung này có quy định thẩm quyền và thủ tục cấp, thu đổi giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thì có một thủ tục mà tôi thấy rất vui, đại thể là khi đơn vị muốn cấp giấy phép biểu diễn ngoài những quy định khác, đơn vị đó phải có được 01 văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả".

Thế nhưng, theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 15 ra đời sau 2 tuần dường như lại 'đá' lại NĐ này khi mà các tác giả và chủ sở hữu quyền bị gạt ra ngoài, không kiểm soát được quyền sở hữu tác phẩm của mình.

Dẫn chứng cho điều này, nhạc sĩ Phó Đức Phương đưa ra Đơn cam kết thuộc mẫu số 14 mà thông tư 01 hướng dẫn. Nhạc sĩ cho rằng, với các mẫu đơn như vậy thì giới nhạc sĩ có thể hiểu đó chỉ là lời hứa đơn phương của một người nào đó đối với quyền tác giả tác phẩm, và như vậy, nó chẳng có ý nghĩa gì trong việc bảo vệ nhạc sĩ như Điều 9/ NĐ15/2016 vừa ban hành.

{keywords}
Điều 9, NĐ 15/2016 quy định đảm bảo quyền tác giả, chủ sở hữu tác giả...
{keywords}
...thì thông tư hướng dẫn dường như lại gạt cái quyền đã quy định đó ra, bản cam kết theo mẫu 14 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không đả động gì tới tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

Cùng quan điểm, chuyên gia sở hữu trí tuệ Đỗ Khắc Chiến cho rằng về mặt văn bản, Đơn cam kết mẫu số 14 trong thông tư 01 có nhiều điểm còn phải đặt dấu hỏi, thông tư là hướng dẫn thực hành nghị định nhưng lại hướng dẫn không dựa trên tinh thần của nghị định.

"Cụm từ cam kết trong đơn này là còn nhẹ, chưa đủ chế tài, và cam kết với ai, với tác giả hay chủ sở quyền với tác phẩm thì mẫu đơn này không có. Cam kết là phải có hai bên, và chặt hơn nữa phải có người làm chứng nhưng trong mẫu đơn, phần bên dưới có mỗi cụm từ 'đại diện theo pháp luật của tổ chức thông báo phải ký tên, đóng dấu'. Vậy vai trò của tác giả, đại diện quyền tác giả ở đâu?" ông Chiến đặt dấu hỏi.

Ông Chiến nói việc thông tư hướng dẫn như thế này sẽ có tác hại vô cùng trong quá trình thực thi quyền tác giả, tác phẩm bởi sẽ có nhiều người lợi dụng để không thi hành pháp luật, nói đúng hơn là 'lách luật'. Thêm vào đó, tiến trình Việt Nam gia nhập TPP thì việc chú trọng tới quyền tác giả là điều rất nên làm và phải làm.

Nhạc sĩ chúng tôi đã nghèo đến tận cùng rồi!

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, nhạc sĩ nổi tiếng với bài Xa khơi, Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó chia sẻ rằng, từ trước tới nay, chưa có một đơn vị nào, một ca sĩ nào sử dụng bài hát của ông mà gọi điện xin phép ông một tiếng chứ đứng nghĩ tới việc làm đơn cam kết.

"Tôi muốn chia sẻ thêm để nhà báo và công chúng hiểu về thu nhập của các nhạc sĩ như chúng tôi. Trung tậm tác quyền âm nhạc thành lập được 14 năm nhưng đến hôm nay mới chỉ thu được tối đa 15% đối với các nhạc sĩ. Và còn tối đa 85% chưa thu được tiền tác quyền tác phẩm. Nhìn ra thế giới, sang các nước láng giềng, có thể nói chúng ta ở trong tình trạng không còn văn minh. Một quý chúng tôi chỉ được 3, 4 triệu, một năm chưa đến 10 triệu tiền tác quyền. Mặc dù đời sống của người nhạc sĩ nghèo, nghèo đến tận cùng như thế này rồi, nhưng chúng tôi vẫn sáng tác, vẫn cống hiến những tác phẩm, những đứa con tinh thần cho nền nghệ thuật, cho xã hội", nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ chia sẻ.

{keywords}
Nhạc sĩ Doãn Nho cảm thấy rất buồn vì lâu nay, quyền tác giả vẫn chưa được coi trọng.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh tâm sự trong quá trình làm Phó giám đốc Sở Văn hóa thông tin Hà Nội ông đều cực kỳ nguyên tắc, nếu đơn vị nào mà xin cấp phép biểu diễn, đều phải có thỏa thuận với tác giả đàng hoàng tôi mới ký.  Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với đứa con tinh thần của tác giả.

Trong khi đó, nhạc sĩ Doãn Nho thì kêu trời, rằng cần phải làm minh bạch hơn nữa quyền tác giả để nhạc sĩ yên tâm sáng tác. Các tác phẩm của ông lâu nay cũng vậy, ai hát cứ hát, hiếm khi ông được ai 'hỏi đến'.

Với thông tư hướng dẫn 01 này, nhạc sĩ Phó Đức Phương mong muốn phía Bộ Văn hóa xem xét lại, nếu không, ông sẽ tiếp tục gửi đơn lên cấp cao hơn để mong được xem xét, làm rõ.

T.Lê