Hiểu đúng, hiểu rõ về rối loạn bài tiết ở người cao tuổi
Theo ThS.BS Nguyễn Thanh Vy - chuyên khoa Lão tại Đại học Y dược TP.HCM, rối loạn bài tiết xuất hiện phổ biến ở người từ 65 tuổi trở lên, bắt nguồn từ sự suy giảm chức năng của thận và bàng quang. Việc đóng mở cơ vòng tại bàng quang cũng khó khăn hơn nên nước tiểu trong bàng quang sẽ không được thải hết ra ngoài khi tiểu tiện.
Các biểu hiện chứng rối loạn bài tiết ở người cao tuổi cũng đa dạng. Đa số người bệnh mắc thường tiểu không tự chủ dạng tiểu gấp. Tức họ không thể nhịn tiểu khi bàng quang đã căng đầy nước tiểu; bệnh nhân sẽ có triệu chứng tiểu đêm. Một số người khác sẽ tiểu không tự chủ áp lực xảy ra khi gia tăng áp lực ổ bụng (như: ho, hắt hơi), do đó ngay cả khi bàng quang chưa đầy, người bệnh vẫn bị tình trạng tiểu són. Ngoài ra, còn có một tình trạng rối loạn bài tiết khác là tiểu không tự chủ chức năng. Người bệnh không thể kiểm soát tình trạng đi tiểu do suy giảm nhận thức hoặc có tổn thương về thể chất.
Tiểu không tự chủ là một trong những hội chứng lão hóa thường gặp ở người cao tuổi. Một số người bệnh chấp nhận với tình trạng này, cho rằng đó là một phần trong quá trình lão hóa tự nhiên và họ ngại than phiền với bác sĩ. Ngoài ra, tình trạng tiểu không tự chủ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người cao tuổi, đặc biệt là khi họ sinh hoạt, giao tiếp với cộng đồng; từ đó người bệnh cảm giác tự ti, mặc cảm ngại tiếp xúc với người khác, ngại đi ra ngoài…
Chăm sóc đúng cách
Khi đã hiểu rõ về rối loạn bài tiết, việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn với gia đình người bệnh rối loạn bài tiết. Bác sĩ cũng đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích để việc chăm sóc thuận lợi, đúng cách.
Đầu tiên cần kiểm tra xem chứng rối loạn bài tiết của người bệnh thuộc dạng nào bằng việc thăm khám thường xuyên để bác sĩ kịp thời can thiệp y khoa (nếu cần thiết), điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý…
ThS.BS Nguyễn Thanh Vy cho biết: “Đối với chứng rối loạn bài tiết, một số người cao tuổi chọn dùng băng vệ sinh, miếng thấm sản dịch, hoặc thậm chí có người chỉ dùng giấy vệ sinh gập lại thành nhiều lớp để “chữa cháy". Đó không phải là những sản phẩm chuyên dùng để thấm hút nước tiểu, vì vậy không đảm bảo vệ sinh cho người bệnh, từ đó tăng nguy cơ viêm da và thậm chí nặng hơn là nguy cơ nhiễm trùng tiểu”.
Đối với người tiểu không kiểm soát, tiểu són, tiểu gấp, ThS.BS Nguyễn Thanh Vy khuyên dùng tã quần cho cả ngày và đêm. Người bệnh có thể thoải mái, tự tin vận động cả ngày mà không lo ẩm ướt. Sản phẩm có thiết kế tương tự như quần lót thông thường, mỏng nhẹ và dễ mặc, giúp người cao tuổi tự mặc dễ dàng và rèn luyện sức khoẻ một cách chủ động. Vào ban đêm, tã quần với khả năng thấm hút tốt trong nhiều giờ sử dụng giúp người bệnh ngủ thẳng giấc mà không cần dậy đi vệ sinh trong đêm.
Rối loạn bài tiết là một hội chứng lão hóa phổ biến ở con người. Vì thế, gia đình cần trang bị những kiến thức về bệnh để có thể chăm sóc người bệnh đúng cách và hiệu quả, giúp cho ông bà, cha mẹ yên tâm, thoải mái tận hưởng đời sống cao niên.
Trong đó, tã quần chính là giải pháp mới hỗ trợ người cao tuổi mắc rối loạn bài tiết nhờ khả năng thấm hút tốt và thiết kế mỏng nhẹ, dễ mặc. Đây là sản phẩm được người cao tuổi tại các quốc gia phát triển sử dụng từ sớm để khắc phục các vấn đề liên quan đến rối loạn bài tiết.
Tã quần Caryn được Diana Unicharm thiết kế chuyên biệt dành cho người tự đứng và đi lại được; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Lifree - thương hiệu tã người lớn hàng đầu Nhật Bản về quy mô thị trường (Theo khảo sát của Intage từ tháng 1/2017 - tháng 3/2022). Tã quần Caryn mới với lõi thấm 5mm mỏng nhẹ, thoáng khí, hạn chế tối đa hầm bí khi mặc. Nhờ có thiết kế mỏng nhẹ như quần lót, người cao tuổi có thể dễ dàng tự mặc, vận động thoải mái và kết hợp được với mọi loại trang phục nào mà không lo bị cộm. Không chỉ có ưu điểm mỏng, nhẹ, tã quần Caryn còn có khả năng thấm hút lượng lớn nước tiểu lớn, cho người lớn tuổi thoải mái vận động vào ban ngày và yên tâm ngủ ngon giấc cả đêm. |
Bích Đào