Tôi đang ở khu động đất

Tháng 1 năm 2006, tôi từ công ty viễn thông NEC và NOKIA nổi tiếng chuyển sang Huawei - một công ty chưa có tiếng tăm - làm kỹ sư phụ trách vô tuyến. Khi các bạn bè người thân biết tôi đã chuyển họ đều cảm thấy tôi đã bị điên.
Lúc đấy, Công ty Huawei Nhật Bản mới thành lập. Tuy Huawei đã chi ra nhiều tiền thuê văn phòng hơn 1.000 mét vuông tại một khu văn phòng đắt nhất Nhật Bản, nhưng người Nhật Bản vẫn chưa biết Huawei đến từ quốc gia nào, làm nghề gì, cho dù là những người làm viễn thông, cũng chỉ hiểu rất ít về công ty Huawei, thậm chí không phát âm chuẩn hai chữ Huawei.

Có nhiều người hỏi vì sao tôi chuyển sang công ty này? Thực ra, chỉ là tôi cảm thấy rất thú vị khi bắt đầu từ con số không. Nếu tôi làm không tốt, tình hình kinh doanh của công ty cũng sẽ không tốt, nhìn từ gốc độ khác, đây cũng là một cơ hội để kiểm tra năng lực của mình. Thế vì sao tôi không nắm bắt cơ hội này?

Đồng hành với khách hàng, có gắng làm tốt công việc

Rất may là chúng tôi gặp được một cơ hội hiếm có. Chính phủ Nhật Bản đưa ra 3 giấy phép vô tuyến, và E-MOBILE một công ty mới, mới có cơ hội tranh thủ được một giấy phép vô tuyến, và hy vọng có một công ty có tinh thần phấn đấu cùng hợp tác. Lúc đấy, E-MOBILE đã chú ý đến công ty Huawei. 

Tuy hai công ty đều chịu khó phấn đấu nhưng Huawei mới khởi bước tại thị trường Nhật Bản, E-MOBILE cũng nửa tin nửa ngờ, chất lượng tốt không? Tôi sẽ cùng Huawei sinh sống, nếu Huawei làm không tốt, E-MOBILE cũng sẽ chết theo thôi. Thực ra, lúc đấy chúng tôi đã quyết định, chỉ tập trung làm việc với khách hàng E-MOBILE, và sẽ hết sức cố gắng giúp khách hàng thành công.

Một trong những người sáng lập công ty E-MOBILE là một người Hồng Kông, tiếng Anh rất tốt. Tổng giám đốc Huawei tại Nhật Bản, ông Diêm Lực Đại, với ông ấy giao lưu rất thuận lợi. Cuối tuần, ông ấy chở ông Diêm đi ăn, ông Diêm phân tích thật kỹ cho ông ấy về xu hướng phát triển của thị trường vô tuyến, điểm mấu chốt đối với một nhà mạng mới và giải pháp Huawei, ông Diêm còn giới thiệu trạm thu phát sóng phân tán (distributed base station - DBS) cho ông ấy. Giới thiệu xong, ông ấy rất phấn khởi và nói rằng: “Cái này chính là cái mà mình đang tìm”. 

Sau đó, chúng tôi mời khách hàng về Trung Quốc thăm quan trụ sở công ty và khu trải nghiệm. Sau nửa năm hai bên đàm phán hợp đồng, cuối cùng đến tháng 6 năm 2006, chúng tôi ký hợp đồng với E-MOBILE, đánh dấu việc Huawei chính thức tham gia thị trường Nhật Bản.

Mới vào công ty nửa năm, tôi đã phấn đấu được một kết quả tốt, thật là phấn khởi. Tôi nghĩ bây giờ chỉ có E-MOBILE chấp nhận Huawei và cho Huawei cơ hội, thì Huawei phải hết sức cố gắng, làm thật tốt công việc của mình, giúp khách hàng thành công. Trong một tuần tôi có 3 đến 4 ngày ngủ ở công ty, có khi không kịp ăn buổi trưa, còn một lần làm hai đêm ba ngày liên tục và không ngủ, nhưng tất cả mọi người đều đầy lòng hăng hái. Có người nói là người Nhật Bản có tinh thần hợp tác theo nhóm, người Trung Quốc có chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng sau khi tiếp xúc, tôi có nhận biết khác: Ý thức hợp tác của người Huawei cũng rất mạnh, mọi người cố gắng tập trung làm tốt một việc. Đối với người Huawei, nếu làm sai việc, phải tự kiểm điểm và tự phê bình trước, điều này khác với các doanh nghiệp Trung Quốc khác và tôi rất tán thưởng.

Chạy hay không không chạy?
Lúc 14:46 ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngoài khơi bờ biển khu vực Đông Bắc Nhật Bản xảy ra trận động đất 9 độ richter và tạo ra sóng thần. Lúc đấy tôi đang họp tại Atami cách Tokyo 100 km, và cảm thấy chấn động mạnh. Khi xảy ra động đất, mọi người rất bình tĩnh, khi nhìn thấy trên tivi đang báo cáo tình hình động đất, 15:25 sóng thần đã tới bờ biển Rikuzentakata, 15:26 sóng thần đã tới trung tâm thành phố Rikuzentakata, 15:43 ở thành phố Rikuzentakata chỉ nhìn thấy được mấy toà nhà cao, chỉ một lúc một thành phố đã trở thành một vùng nước mênh mông, đối với tôi, động đất rất bình thường, nhưng những tai nạn đang xảy ra trước mắt nghiêm trọng hơn nhiều so với ngày xưa, đã ngoài dự đoán của mình. 

Tôi vội vàng bắt đầu đi từ Atami về nhà, chuyển xe liên tục, khi gần đến nhà, phát hiện có nhiều ngôi nhà đã bị sụp đổ, tình trạng rất nghiêm trọng. Khi tôi về đến nhà, không ai ở nhà, tôi rất lo lắng “đã xảy ra gì? Mọi người đi đâu hết rồi?” tôi vội vàng gọi điện cho vợ, vợ đã nghe điện thoại, nhưng xung quanh rất ồn ào, bảo là vì mất điện mất nước, mọi người sang chỗ xe chuyển nước lấy nước rồi. Đến lúc đấy, tôi mới yên tâm. Không lâu, nhà máy điện hạt nhân số một ở thành phố Fukushima-Ken đã bị nổ, gây ra sự cố rỏ rị hạt nhân. Chất phóng xạ bay trong không khí, Tokyo đã cảnh báo có quá nhiều chất phóng xạ, phóng xạ làm cho mọi người lo lắng. Các công ty cạnh tranh khác đã chuyển sang Osaka, cũng có công ty cạnh tranh thuê máy bay đưa cả người thân bay sang Hồng Kông. Những hành động của công ty cạnh tranh cũng làm cho nhân viên Huawei bắt đầu lo sợ.
Chạy hay không chạy, thực ra, đối với nhân viên bản địa, chúng tôi đã không có nơi khác để trốn chạy. Nhật Bản là nhà của chúng tôi, chúng tôi còn có thể đi đâu nữa? Đội ngũ cán bộ quản lý kiên trì ở lại văn phòng, thu tập các loại thông tin để đảm bảo thông tin thông suốt, để ổn định lòng quân, tổng giám tốc công ty Huawei Nhật Bản Diêm Lực Đại cũng kiên trì ở lại, và vợ con ông ấy cũng ở lại Tokyo một thời gian khá lâu.  

Tôi còn nhớ rõ, tối ngày 15 tháng 3, tôi nhận được một email dài viết bằng tiếng Anh của ông Diêm, đó là một email viết rất chân thành gửi cho tất cả mọi nhân viên tại Văn phòng Nhận Bản. Email đã phân tích, đánh giá về tình hình này như thế nào, và nói rằng Huawei chịu trách nghiệm xã hội, chúng tôi nên cùng  khách hàng, các rủi ro có thể khống chế được, ở lại không phải là quyết định liều lĩnh, nếu xẩy ra rủi ro khó khống chế, công ty cũng đã chuẩn bị tốt để ứng phó, đủ thời gian để sắp sếp mọi người đi, bất cứ là nhân viên Trung Quốc hay là nhân viên bản địa, chúng tôi đều sẽ đối xử như nhau. Đọc xong email chúng tôi đều rất xúc động, có nhân viên bản địa trả lời “cúi chào” luôn cho ông ấy.

Sau đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của tập đoàn Huawei, bà Tôn Á Phương đã đến văn phòng Nhật Bản hỏi thăm, bà Tôn triệu tập mọi người ở sân trước văn phòng và nói rằng bà ấy là đại diện công ty qua hỏi thăm mọi người, bảo chúng tôi tiếp tục làm việc và phải bảo đảm an toàn. Sau đó, bà ấy qua hỏi thăm những nhân viên đang kiểm thử ở phòng lắp đặt. Khách hàng rất ngạc nhiên “mọi người đã trốn chạy, mà chủ tịch hội đồng quản trị của tổng công ty còn đến hỏi thăm?”, sau khi lãnh đạo cấp cao của khách hàng biết chuyện này cũng ngạc nhiên và cảm động.

Sau đó công ty quản lý lại các rủi ro, chuyển người nhà nhân viên và các nhân viên không làm dự án quan trọng nhất hiện nay đến Osaka – nơi an toàn hơn, nhưng hơn 40 nhân viên chủ chốt đang tham gia dự án không có ai đi cả. 

Lúc đấy, chúng tôi không phải chỉ một mình chiến đấu, bất cứ là nhân viên bản địa hay là nhân viên Trung Quốc, chúng tôi đều cùng cố gắng, nơi nào xảy ra vấn đề, nơi nào có nguy hiểm, đều có người giúp đỡ. Nếu Huawei ngày xưa đối với tôi chỉ là một công ty Trung Quốc ưu tú, thì sau khi trải qua trận động đất này, tôi có thể khẳng định rằng công ty Huawei khác với các công ty trốn chạy khi gặp nguy hiểm. Huawei là một công ty có tinh thần trách nhiệm, là một công ty để tôi cống hiến cả đời.

“Anh đi chắc chắn sẽ giúp khôi phục lại mạng lưới”
Tình trạng mạng lưới của khách hàng vẫn là điều mà chúng tôi lo lắng nhất, do mất điện, các công trình xây dựng sụp đổ, một số trạm của E-MOBILE tại khu xẩy ra động đất đã có vấn đề, chúng tôi cũng luôn liên lạc với khách hàng xem có thểgiúp đỡ gì không. Nhưng để bảo đảm an toàn, khách hàng hy vọng tự mình xử lý sự cố trước. Cho dù thế, kỹ sư và đối tác hợp tác của chúng tôi vẫn ở lại khu động đất để đảm bảo cung cấp sự hỗ trợ kịp thời. Sau đó, sự rò rỉ hạt nhân ngày càng nghiêm trọng, chính phủ Nhật Bản quy định một khu vực, ai cũng không được phép vào, và chúng tôi làm những gì minh có thể giúp đỡ như cũng cấp nguồn điện, máy phát điện…
Với điện lực, đường truyền được khôi phục lại, những trạm xảy ra sự cố đã chỉ còn 13 trạm. Đến cuối tháng 3, khách hàng thu tập những sự cố mà khách hàng không thể giải quyết được cho chúng tôi, hỏi chúng tôi có thể cung cấp giải pháp trạm thu phát sóng di động và hỗ trợ truyền dẫn qua vệ tinh không?
Chúng tôi rất mong có thể giúp đỡ khách hàng, nên chúng tôi lập tức cử kỹ sư tại khu động đất đi khảo sát hiện trường, trao đổi với khách hàng từ xa, và xác định giải pháp. Một số trạm đã được khôi phục lại, nhưng có một số vấn đề rất khó xử lý, chỉ có kỹ sư tại hiện trường không đủ nhân lực và phải cử chuyên gia qua xử lý.

Nghĩ đến khách hàng còn cần chúng tôi lắp đặt trạm thu phát sóng di động tại những khu đông nạn nhân để cung cấp dịch vụ viễn thông, đội ngũ cán bộ quản lý quyết định, lập tức cử một đội chuyên gia qua giúp khách hàng, trong đó có một người Trung Quốc, 3 người bản địa, và tôi là một trong đội chuyên gia đấy. 
Trước khi đi, tôi nói với vợ “anh phải lập tức đi khu động đất để giúp khôi phục mạng lưới rồi”, nghe xong, vợ tôi sững lại và nói rằng “thế ạ, nhưng không có cách nào nữa rồi, đúng không ạ?” tôi biết vợ đang đấu tranh trong lòng, đi khu động đất rất nguy hiểm, không thể không lo lắng, nhưng vợ làm việc ở công ty NEC, hiểu rất rõ để khôi phục lại mạng lưới cần chuyên gia hỗ trợ, và trong trường hợp này, cử chúng tôi đi là do chỉ có chúng tôi có thể hoàn thành công việc, không có ai có thể làm thay cả, cho nên cho dù vợ rất lo lắng, nhưng cũng phải tỏ ra vẻ bình tĩnh, và dặn tôi phải chú ý an toàn và cổ vũ rằng “em biết, anh đi chắc chắn có thể giúp khôi phục lại mạng lưới.”
Tôi rất cảm ơn vợ tôi, hiểu ý nghĩa cử tôi đi hỗ trợ, và biết đấy là trách nhiệm mà chúng tôi phải chịu, và chuyển cho tôi dũng khí và năng lượng.


Hy vọng trong hoang mạc
Trước khi xuất phát, chúng tôi đã làm ra kế hoạch chặt chẽ, tìm rõ vị trí 40 trạm cần xử lý, đồng thời cũng chuẩn bị tốt 4 chiếc xe viễn thông di động để lắp đặt trạm thu phát sóng di động thuận lợi tại khu vực đông nạn nhân.
Gấn tối ngày 5 tháng 4, chúng tôi xuất phát từ Tokyo đến Sendai, mọi người cũng rất bình tĩnh, chỉ muốn nhanh chóng đến hiện trường và khôi phục lại mạng lưới, vì nhiều người đang cần dùng, chúng tôi đến càng sớm càng tốt. Giữa đường đi chúng tôi cần xuyên qua Fukushima, nơi chỉ cách máy điện hạt nhân 50 -60 Km, máy đo bức xạ hiển thị độ bức xạ hơn 20 lần so với ở Tokyo, và báo động liên tục. Để không bị ảnh hưởng, chúng tôi điều chỉnh lại mức độ báo động, và chuyển tiếng cảnh báo thành mô hình rung, tiếp tục đi vào phía trước. 

Hôm sau, chúng tôi đã đến thành phố Rikuzentakata, nơi bị tai nạn nghiêm trọng nhất, xảy ra động đất và sống thần. Khi đi xuống đường cao tốc, thấy ruộng đất mênh mông, nhà cửa yên ổn, cảm thấy mọi thứ bình yên, không khác gì so với ngày xưa, có bị tai nạn không? Đi tiếp 1 Km, trước mặt trở nên rộng rãi, nhà cửa bị biến mất hết, trước mặt toàn là nhà cửa, xe cổ bị phá hoại nghiệm trọng, đã thay hình hoàn toàn, và trong không khí còn có mùi hôi thối, một cảnh vắng vẻ lạnh lẽo, một quê hương bị xoá sổ trong một đêm.

Tất cả cầu, đường sát, đường bộ đều bị huỷ hoại, một con đường duy nhất có thể đi vào khu động đất là lực lượng phòng vệ dọn dẹp ra, rất tắc đường. chúng tôi đã làm theo nhiều cách, cuối cùng chúng tôi đã tới trạm thu phát sống trên núi, gió lạnh thổi buốt đến cổ và tóc. từ cao nhìn xa, nhà cửa bị sụp đổ hết, chỉ có mấy cây cốt sắt còn đứng, giống như hoang mạc. Không có sức sống như thế thì chúng tôi cố gắng khôi phục lại mạng lưới có ý nghĩa gì, không có ai sử dụng ạ, không có ai. 

Bị gió lạnh thổi một lúc, tôi cũng bình tĩnh lại, nghĩ rằng còn nhiều nạn nhân cần gọi điện xin giúp đỡ, và liên lạc với người thân, chúng tôi đâu có thời gian để đau lòng?

Ở đây tình trạng tai nạn rất nghiêm trọng, không có nhiều thiết bị, tôi nghĩ đến dùng xe cần cẩu đưa antenna lên, để antenna hướng về khu tránh nạn tạm trú, thông qua vệ tinh kết nối với trung tâm dữ liệu để bảo đảm dịch vụ viễn thông. Ngày 7 tháng 4, chúng tôi xây dựng nên một trạm thu phát sóng di động đầu tiên - trạm Ofunato, từ lắp đặt chạy thử thiết bị Huawei, đến lắp đặt trạm thu sóng vệ tinh, lắp đặt antenna, chúng tôi mất khoảng nửa ngày, gần đến tối mới chạy tốt. Tuy nhiêm trạm di động nhìn hơi thô sơ, nhưng nạn nhân tại khu tạm trú cuối cùng cũng gọi được điện thoại . 
Chúng tôi về đến khách sạn đã hơn 22 giờ, vì hôm sau còn phải chạy thử 2 trạm thu phát sóng di động, nên chúng tôi 4 người hơn 23 giờ đã ngủ. Nhưng không được lâu, chúng tôi cảm thấy rung chuyển, và tiếng cảnh báo động đất làm cho chúng tôi tỉnh dậy, mất điện, đèn khẩn cấp bật sáng, liên tục rung chuyển, cửa sổ và cánh cửa kêu kẽo kẹt, kéo dài khoảng 1-2 phút, tôi cảm thấy dư chấn lần này mạnh hơn trận động đất xảy ra vào ngày 11 tháng 3, chúng tôi chỉ có thể lo sợ chờ đợi. Không lâu, rung chuyển đã dừng, khôi phục điện lực, qua tin tức chúng tôi mới biết dư chấn đặt 6 độ richter, chấn tâm chính ở xung quanh chúng tôi. Sau chúng tôi yên tĩnh lại, chúng tôi gọi điện thông báo cho cho lãnh đạo ở Tokyo chúng tôi đều an toàn rồi chúng tôi ngủ tiếp.
Trong vòng một tuần, chúng tôi giúp khách hàng khôi phục lại 40 trạm thu phát sóng, xây dựng được mấy trạm di động. Cái máy đo mức độ bức xạ mà chúng tôi mua trước khi xuất phát, đến lúc đấy, chúng tôi đã không quan tâm rồi. Tôi chân thành hy vọng những người cần cấp cứu có thể được cấp cứu trong vòng thời gian ngắn nhất, những người nạn nhân có thể gọi cho người thân, được thăm hỏi “mọi thứ còn tốt không ạ?” và nhận được an ủi từ người thân. Nếu được thế, những gì mà chúng tôi đã làm sẽ đầy ý nghĩa.
Ngày 27 tháng 4, chúng tôi qua khu động đất kiểm tra lại các trạm di động còn vận hành ổn định không. Và khi tất cả các trạm khôi phục lại các kỹ sư ở lại tại khu động đất mới về.
Sau trận động đất có người hỏi “bạn đi nơi nguy hiểm nhất, công ty có bồi thường cho bạn gì không ạ?” ,thực ra không có bồi thường nào cả, nhưng chúng tôi đã nhận được huy chương vàng của công ty, là một nhân viên bản địa, tôi có thể góp phần trong thời điểm nguy cấp, tôi đầy niềm tự hào và trách nhiệm.