Theo thống kê, Việt Nam đã thu hút được hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các startup công nghệ trong năm 2023. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp đã ở mức độ trưởng thành tương đương Singapore và Malaysia, cho thấy tiềm năng đổi mới và khả năng tạo ra các giải pháp AI đột phá.
Thị trường Việt Nam đang đón nhận sự trợ lực rất lớn từ Chính phủ và các tập đoàn công nghệ trong nước để “đón sóng” AI. Việt Nam dự kiến sẽ cần thêm 100.000 chuyên gia AI trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Về nguồn nhân lực tài năng, Việt Nam có truyền thống giáo dục tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học và khoa học. Sinh viên Việt Nam thường xuyên đạt thành tích cao trong các kỳ thi toán học quốc tế, chứng tỏ khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề - những kỹ năng cần thiết cho việc phát triển AI. Đây là tiền đề để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành AI.
Mặc dù có tiềm năng, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng AI, thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực toán học và khoa học.
Để giải quyết vấn đề này, thời gian qua, Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 2024, các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp và Chính phủ để xây dựng một hệ sinh thái AI.
Nắm bắt và thúc đẩy các lợi thế, hiện thực hóa các tiềm năng, gắn kết giữa Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp công nghệ, đây là những điều kiện then chốt để Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ AI toàn cầu.
Thời gian qua, Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
PV