Thưa ông, ông có nhận định gì về sự phát triển của kinh doanh dựa trên mạng xã hội của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong năm 2013?

Năm 2013 chúng ta tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, với tính năng, nội dung hình thức trình bày của các mạng xã hội cũng rất được chú trọng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang rất thận trọng với những hình thức kinh doanh dựa trên mạng xã hội bởi những thách thức về văn hóa doanh nghiệp, an toàn bảo mật và cách thức để triển khai hiệu quả.

Như chúng ta đã biết, kinh doanh dựa trên mạng xã hội không chỉ đơn thuần là tạo ra một trang Facebook hay một tài khoản Twitter, mà đó là khả năng doanh nghiệp khai thác dữ liệu từ các cộng đồng trực tuyến, bao gồm các kết nối nội bộ và bên ngoài, và các tương tác xã hội để phục vụ hoạt động kinh doanh. Đó cũng là việc ứng dụng các công cụ trực tuyến, các mạng xã hội để thực hiện các quy trình nghiệp vụ, từ việc một doanh nghiệp lắng nghe khách hàng của mình cho tới cách thức họ tương tác với nhiều bên liên quan khác nhau.

Khi làm việc với các doanh nghiệp Viêt Nam, chúng tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lính vực tương tác nhiều với người dùng cuối như bán lẻ, bảo hiểm, ngân hàng, cũng đã quan tâm tới công nghệ kinh doanh mạng xã hội và việc ứng dụng công nghệ này.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các các giải pháp cộng tác, hội họp, blogs, diễn đàn của IBM để đảm bảo kết nối thông suốt, hiệu quả, và nhanh chóng của hàng nghìn nhân viên làm việc tại khắp các chi nhánh của doanh nghiệp trên các tỉnh thành cả nước, ví dụ như Bảo hiểm Prudential, hệ thống siêu thị điện thoại Viễn thông A...

Vậy đâu là những hạn chế, thậm chí sai lầm, mà doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải khi tiếp cận và ứng dụng các công cụ kinh doanh dựa trên mạng xã hội?

Hiện đa số doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mạng xã hội đang chủ yếu sử dụng các kênh sẵn có như Facebook, LinkedIn, Twitter… làm công cụ quảng bá và cập nhật tình hình doanh nghiệp, mà chưa khai thác những tiềm năng to lớn của kinh doanh dựa trên mạng xã hội trong việc thấu hiểu khách hàng, tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng và nâng uy tín thương hiệu.

Điều này không chỉ chưa khai thác được các lợi ích to lớn của kinh doanh trên mạng xã hội mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn, bảo mật, kiểm soát thông tin và sự chủ động quản lý mạng xã hội của tổ chức.

Sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh không chỉ là các kết nối bên ngoài mà còn bao gồm các kết nối nội bộ, đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể từ văn hóa doanh nghiệp, lựa chọn các hình thức mạng xã hội phù hợp, triển khai các công cụ nâng cao trải nghiệm khách hàng và phân tích hành vi khách hàng, cùng với các biện pháp an ninh, bảo mật, các giải pháp quản lý trực tuyến…

Doanh nghiệp có thể triển khai từng phần trong chiến lược này, không nhất thiết là đồng loạt tất cả các biện pháp, nhưng theo tôi các doanh nghiệp nên có một kế hoạch lâu dài và thiết kế theo nhiều giai đoạn khác nhau để đảm bảo triển khai mạng xã hội trong kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn.

Nếu không, khi các nguy cơ về bảo mật, quản lý mạng xã hội… xảy ra, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn lớn.

Hiện nay các hãng công nghệ cũng đang tung ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội, và thực tế là tại Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh trong vấn đề này. Trong năm 2014, xu thế này sẽ diễn biến theo chiều hướng ra sao tại Việt Nam?

Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thị trường công nghệ thông tin Việt Nam nói chung. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang từng bước có kế hoạch dài hơi và có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt công nghệ cho chiến lược kinh doanh dựa trên mạng xã hội.

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở những bước đầu tiên trong quá trình này, vì vậy trong thời gian tới việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp vẫn tiếp tục diễn ra nếu không muốn nói là cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Nhà cung cấp nào mang đến những giải pháp toàn diện, hiệu quả, an toàn và phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp sẽ được lựa chọn.

Vậy, IBM đang chuẩn bị những gì để có thể tạo lợi thế trong vấn đề cạnh tranh trước các giải pháp của doanh nghiệp khác được tung ra thị trường Việt Nam?

Là nhà cung cấp tiên phong trong việc đưa khái niệm và các giải pháp Kinh doanh doanh dựa trên mạng xã hội vào Việt Nam, chúng tôi đã và đang làm việc với nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau để tư vấn và cung cấp các giải pháp mạng xã hội nội bộ và bên ngoài phù hợp với đặc thù từng doanh nghiệp nhằm giúp họ thực hiện bài bản, hiệu quả và an toàn công việc kinh doanh dựa trên mạng xã hội.

IBM có một tập hợp đầy đủ các năng lực giúp các tổ chức tiến hành và khai thác lợi ích từ việc chuyển đổi thành một doanh nghiệp trên mạng xã hội, bao gồm các giải pháp công nghệ thông tin về nền tảng Cộng tác và Truyền tin như IBM Lotus, IBM Sametime, IBM Connections, giải pháp Cổng điện tử xã hội như IBM WebSphere Portal, giải pháp Quản lý nội dung mạng xã hội như IBM Web Content Manager và giải pháp Phân tích dữ liệu từ mạng xã hội như IBM Cognos, IBM SPSS, và các giải pháp về an toàn, bảo mật. Tất cả các giải pháp này đều đang có tại thị trường Việt Nam.

Chúng tôi cũng đang nỗ lực mở rộng về số lượng và chất lượng hệ thống đối tác kinh doanh tại Việt Nam trong việc lĩnh vực này để đảm bảo các giải pháp của IBM gần gũi và dễ tiếp cận, được triển khai hiệu quả tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, IBM tiếp tục tiến hành các hội thảo giới thiệu giải pháp, các buổi huấn luyện kỹ thuật chuyên sâu dành cho những cá nhân chuyên trách công nghệ thông tin của doanh nghiệp trong lĩnh vực này để họ nắm vững, đầy đủ các tính năng của giải pháp cũng như việc chúng tôi đẩy mạnh các dịch vụ tư vấn về chính sách, lộ trình cũng như cách thức triển khai kinh doanh dựa trên mạng xã hội cho từng doanh nghiệp.