Theo ông Nhâm Xuân Trường – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái cho biết: Năm 2011, khi mới bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mớ đã gặp phải rất nhiều khó khăn, toàn tỉnh chỉ có 02/157 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, 17/157 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhiều nơi chưa đạt chuẩn. Nguyên nhân chính là do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân, chưa phát huy được chủ thể là người nông dân.

{keywords}
Nhiều hủ tục lạc hậu đã được bỏ nhờ phong trào nông thôn mới

Để giải quyết những khó khăn vướng mắc của địa phương, tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1957/QĐ-UBND ngày 22/11/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Trong quá trình triển khai thực hiện đã kiện toàn Ban chỉ đạo theo yêu cầu của Trung ương và phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Sau 10 năm triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớ các cấp đã duy trì thường xuyên, triển khai nhiều cách làm hay và sáng tạo, nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực.

Tính đến 31/8/2019, toàn tỉnh đã có 54/157 xã (34,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2019 sẽ đạt 68 xã (43,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh Yên Bái sẽ nằm trong nhóm 07/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đạt và vượt mục tiêu phấn đấu đến 2020. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở.

Ông Nhâm Xuân Trường, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mớ tỉnh Yên Bái chia sẻ: Trong 10 năm xây dựng nông thôn mớ, thời gian đầu tỉnh Yên Bái cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi người dân chưa thật sự vào cuộc và chưa hiểu được lợi ích từ chương trình này mang lại. Những năm sau đó, tỉnh tích cực tuyên truyền tới người dân, dần dần ý thức của người dân về xây dựng nông thôn mớ cũng thay đổi tích cực.

Đối với các xã vùng thấp của tỉnh, việc phấn đấu về đích nông thôn mớ cũng không gặp nhiều khó khăn như các xã vùng cao. Đặc biệt như tại huyện Trấn Yên, tới thời điểm hiện tại, toàn huyện có 17/20 xã đã đạt chuẩn nông thôn mớ.

Trong tháng 10/2019, Trấn Yên sẽ trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mớ. Trước đây, xã Hồng Ca là xã đặc biệt khó khăn của huyện nên quá trình xây dựng nông thôn mớ của xã gặp nhiều khó khăn. Rào cản trong xây dựng NTM của xã là dân số chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống, trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, hơn nữa hủ tục của người dân rất lạc hậu.

“Thế nhưng giờ lên Hồng Ca đã có nhiều thay đổi, lên xã giờ có đường bê tông, người dân biết trồng các cây ăn quả có múi mang lại thu nhập cao.

Điều đặc biệt là hủ tục lạc hậu như nuôi nhốt gia súc trước nhà không đảm bảo vệ sinh môi trường không còn nữa, người dân đã chuyển chuồng trại ra phía sau nhà, trước nhà là trồng hoa. Tới đây xã Hồng Ca của Trấn Yên đang chuẩn bị đón nhận xã nông thôn mớ, người dân rất vui”, ông Nhâm Xuân Trường phấn khởi chia sẻ.

Sau 2 năm trở lại huyện vùng cao Mù Cang Chải, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, rất nhiều thôn bản có đường bê tông về tới bản. Ông Lý A Lù, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lao Chải tâm sự: Từ ngày được cán bộ trên huyện về tuyên truyền xây dựng nông thôn mớ xã cũng rất hưởng ứng. Thế nhưng ở đây chủ yếu là người Mông nên cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, chúng tôi cũng vận động người dân thay đổi hủ tục về chăn thả gia súc để đảm bảo môi trường.

Hay như vận động người dân góp tiền mở đường bê tông về bản sau mỗi lần cả xã được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Giờ nhiều thôn bản của xã đã có đường bê tông về bản, góp phần nhỏ trong xây dựng nông thôn mới.

Bài: Lê Diệu Thúy - nhóm PV
Ảnh: Trần Quang Ninh - nhóm PV