1. Triển lãm "Thiết kế và chữa lành…" dựa trên ý tưởng của một nữ y tá
Khi nữ y tá tiên phong người Anh, Florence Nightingale, được biệt phái đến Constantinople vào năm 1854 trong chiến tranh Crimean, bà đã kinh hoàng trước những điều kiện chăm sóc, điều trị bệnh tật trong bệnh viện dã chiến Anh ở đây. Những người bị thương đang chết với tốc độ nhanh hơn so những người lính trên sa trường. Y tá Nightingale đã đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh rất mới bao gồm không khí sạch, nước sạch và xả thoát nước hợp lý và giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống 2/3.
Y tá Nightingale ủng hộ nguyên tắc mở rộng các phòng khám có chiều dài và chiều rộng hạn chế, trần nhà cao, thông gió tốt thông qua những khung cửa sổ lớn. Các giường được bố trí cách nhau không quá 106 cm, bề mặt phải được làm sạch kỹ và khô ráo. Bà Nightingale chứng minh rằng một bệnh viện lý tưởng là có thể khiến sức khỏe bệnh nhân được cải thiện.
Sự thông thái của nữ y tá Nightingale đã trở thành một cuộc triển lãm ngày hôm nay với tiêu đề "Thiết kế và chữa lành: Những phản ứng sáng tạo trong đại dịch COVID-19" ở Bảo tàng thiết kế Smithsonian (Mỹ) vào đầu năm 2022.
2. Các thiết bị cải thiện sức khỏe được thiết kế từ bối cảnh đại dịch COVID-19
Triển lãm phô bày cái nhìn sâu sắc về cách các y bác sĩ, nhà thiết kế và nghệ sĩ, kỹ sư và kiến trúc sư, và thậm chí cả dân thường (những người khâu vải để làm thành khẩu trang) đã phản ứng với đại dịch bằng những thiết kế sáng tạo và tháo vát đáng kinh ngạc.
Một loạt thiết bị y tế mới được hiển thị tinh xảo trong phòng trưng bày: Máy thở thủ công, máy giám sát oxy, thiết bị xét nghiệm COVID-19 xách tay, tăm bông lấy dịch, bộ tẩy tế bào chết không chất thải (vật liệu tái chế) và đồ bảo hộ cá nhân (bao gồm khẩu trang kiểu khăn trùm đầu và khẩu trang tự chế trong khu dân cư).
Ông Michael Murphy, kiến trúc sư, nhà sáng lập Tổ chức thiết kế MASS ở Boston cũng là người chuyên về các thiết kế bệnh viện nông thôn tại các quốc gia kém phát triển, cho biết, những thiết bị như thế này là một phần to lớn trong bối cảnh sức khỏe tương lai.
Thậm chí còn có cả một quả cầu nhựa đặt trên đầu người nhìn hao hao như mũ bảo hiểm vũ trụ thời thập niên 1950. Nhưng đây là thiết bị iSphere được tạo ra ở Đức năm 2020 bởi 2 nhà thiết kế, tạo ra tấm khiên che mặt an toàn phòng ngừa đại dịch. Một chiếc mặt nạ trong suốt giúp người khiếm thính hình dung giọng nói, và một khuôn mẫu máy thở áp suất âm bằng nhựa, công nghệ thấp đến từ Bangladesh, nó hoạt động như một lá phổi sắt ít áp chế hơn cho bệnh nhân.
3. Kiến trúc bệnh viện lấy không khí sạch, lành mạnh
Có lẽ một chương đáng chú ý của y tá Nightingale khiến người ta liên tưởng tới sự kỳ diệu của nó trong phục hồi sức khỏe, đó là tầm quan trọng của không khí sạch và lành mạnh. Những minh họa lịch sử và đương đại về kiến trúc đẹp mắt giúp chữa lành bệnh có thể bao gồm viện điều dưỡng Paimo (năm 1933). Trong đó 2 kiến trúc sư Alvar và Aino Aalto đã thiết kế ra nó ở Paimo (Phần Lan) dùng để điều trị những người mắc bệnh lao.
Nhằm ngăn ngừa sự phát tán và giúp chữa khỏi bệnh lao, chiều cao, độ hẹp, mặt xoay về hướng Nam, các sảnh lộ thiên, được thiết kế hài hòa để hấp thụ gió trời tốt nhất, cho phép bệnh nhân đón nhiều ánh nắng và không khí thoáng đãng. Nội thất và đồ đạc được thiết kế riêng bao gồm ghế phòng đợi Paimo 41 kiểu cổ điển. Chiếc ghế này làm bằng gỗ bạch dương và ốp ván ép nhiều lớp nghiêng nghiêng giúp bệnh nhân duỗi thẳng và hỗ trợ các đốt sống cho họ, hỗ trợ thở cho họ.
Kiến trúc sư Murphy và đối tác công ty ông đã kết hợp với các cộng đồng địa phương ở hải ngoại đã xây dựng bệnh viện tại những khu vực rung lắc bởi đại dịch, thu nhập thấp, kém phát triển ở Rwanda, Haiti và hiện tại là Bangladesh và Liberia.
Ở Rwanda, ông Murphy tìm hiểu về cơ chế lây truyền của bệnh lao kháng thuốc. Các bệnh nhân chờ đợi trong những căn phòng không có cửa sổ hay gió lùa, ho và lây cho nhau, thúc đẩy sinh ra những biến thể kháng thuốc và vô tình đem về nhà.
Vì vậy, ông Murphy đã thiết kế các bệnh viện với trần nhà cao, các phòng điều trị với giường xoay mặt ra cửa sổ rộng rãi kết nối bệnh nhân với thiên nhiên. Các hành lang đều có mái che để tránh mưa. Murphy tránh thiết kế thang máy vì máy móc quá phức tạp cũng như hệ thống lọc khí lại hay bị hư. Hơn nữa, ở các khu vực hẻo lánh trong các nước kém phát triển lại không thể sửa chữa.
Trong suốt đại dịch COVID-19, ông Murphy đã làm việc với bệnh viện Mount Sinai (New York City). Ông mô tả cảnh các bệnh nhân ở đây phải chuyển từ những căn phòng kín bưng trang bị máy lạnh sang những tháp giường tầng có từ thập niên 1930 có trang bị cửa sổ có thể đóng mở thoải mái, ngoài ra trong mỗi phòng còn được trang bị thêm bộ lọc không khí.
Ông Murphy luôn nhất quán về thứ mà ông gọi là "quyền được thở". Murphy lập luận: "Đại dịch đã thúc đẩy công chúng suy nghĩ về vai trò của các tòa nhà trong việc định hình sức khỏe của chúng ta. Báo cáo gần đây đang dấy lên cuộc khủng hoảng về hơi thở trong các tòa nhà, làm bật lên sự nghi ngại về sự phụ thuộc vào các hệ thống cơ khí cùng việc thiếu tiếp cận không khí sạch tự nhiên. Những hệ thống cơ khí giúp trợ thở ngày càng phức tạp và khi chúng hư đã gây khó thở cho nhiều người. Người ta đã quên cách hấp thụ gió trời của bà Nightingale".
(Theo Sức khỏe đời sống)
Điểm lại năm công nghệ 2021 - Covid và những kỷ lục bất ngờ
Trong cái khó của nền kinh tế thế giới có cái may của các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Microsoft, Samsung, Amazon. Cùng nhau, họ đã tạo ra một năm 2021 vô cùng đáng nhớ với rất nhiều những kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hi-tech.