Độc đáo nghề dệt vải lanh

Nghề trồng lanh dệt vải của đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện cao nguyên đá (Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) đã có từ lâu đời.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đẩy mạnh phát triển du lịch trên vùng cao nguyên đá thì các sản phẩm từ vải lanh như khăn, áo váy, túi xách… đã được bán rộng rãi để phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên cách làm cũ khiến cho giá thành cao, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

Trên tinh thần triển khai đề án 1956, Hà Giang đã chỉ đạo các Huyện phối hợp với các thợ thủ công có tay nghề cao, mở các lớp dạy dệt vải lanh. Hoạt động này không chỉ có ý nghĩa bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần thúc đẩy chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào thành công của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Để các lớp học nghề thực sự đem lại hiểu quả, và thu hút học viên, bên cạnh việc được học nghề trực tiếp từ các nghệ nhân giỏi đồng thời còn được hỗ trợ giống và khoa học kỹ thuật khi thực hành áp dụng vào cuộc sống.

Hiện nay, dạo một vòng quanh các huyện ở Hà Giang, không khó để thấy các lớp học nghề dệt vài của các nghệ nhân là phụ nữ dân tộc Mông dạy  các học viên trẻ cách sơ chế, cách nhuộm và cách dệt vài sao cho mịn và hài hòa màu sắc.

{keywords}
Sản phẩm từ vải lanh

‘Người thầy’ trên cao nguyên đá

Một trong những nghệ nhân đang góp công lớn trong việc đào tạo nghề dệt cho đồng bào nơi đây là bà Vàng Thị Mai (SN 1969, ở Quản Bạ).

Bà Mai bắt đầu nghề dệt vải lanh vào năm 1998. Lúc đó, bà và một số phụ nữ ở Quản Bạ  đã chủ động nhờ cụ nội trực tiếp truyền dạy cách trồng, chăm sóc cây lanh đến khi thu hoạch, tạo nên sợi và dệt ra thành phẩm.

Sau 1 năm vừa học vừa làm sản phẩm của những người phụ nữ Mông đã được giới thiệu đến đại sứ quán các nước.

‘Thấy hàng tốt, họ đặt ngày càng nhiều. Sản phẩm của chúng tôi bắt đầu vượt ra khỏi biên giới. Năm 2001, chúng tôi thành lập hợp tác xã’, bà nói.

{keywords}
Bà Vàng Thị Mai (giữa) đào tạo nghề dệt vải lanh cho hàng trăm thanh niên ở Hà Giang

Đến nay, hợp tác xã của bà có 4 xưởng (kéo sợi, may, dệt và kho). Doanh thu của hợp tác xã hàng năm 1,5 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn 150 người với 9 nhóm sản xuất.

Lương của các thành viên từ 4 đến 8, 9 triệu/tháng tùy theo tay nghề và năng suất. 80% khách hàng của họ là người nước ngoài.

Nhưng bà nói, để đi được đến ngày hôm nay, họ phải trải qua một hành trình không hề dễ dàng…

‘Thời gian đầu, không ít chị em đến xưởng tôi học việc bị chồng đến tận nơi lôi về. Một ông chồng say rượu còn tát vợ trước mặt tôi vì tội dám đến xưởng làm…

Quan niệm của họ là đàn bà phải ở nhà phục vụ chồng, chăn nuôi gà lợn. Phụ nữ bước chân ra khỏi gia đình, đi làm ở xưởng là một điều gì đó rất ghê gớm’, bà Mai nhớ lại.

Nhưng rồi, đi làm tại hợp tác xã, những phụ nữ nghèo, các thanh niên có thu nhập, họ tự tin hơn. Nhiều người đến với xưởng của bà Mai hơn.

Không chỉ nhận phụ nữ yêu nghề, bà Mai còn tạo cơ hội cho những phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

‘Xưởng của tôi có nhiều chị em hoàn cảnh rất đáng thương. Có chị, chồng mất vì ung thư, một mình nuôi 6 con. Có gia đình, bố chết, mẹ đi lấy chồng khác, 5 đứa trẻ ngủ cùng trên 1 giường không chăn, không màn.

Bữa cơm của chúng chỉ có bát mèn mén và 2- 3 hạt muối trên tay. Khách cho bánh mì chúng không biết là cái gì vì chưa bao giờ được ăn’, bà nói.

Bà Mai nhận những đứa trẻ, thanh thiếu niên đến xưởng để dạy nghề. Vào ngày nghỉ học, các em lại đến xưởng vừa học nghề vừa làm. Mỗi em có 1 quyển sổ riêng để ghi chép, làm được bao nhiêu sản phẩm cuối ngày sẽ được thanh toán đầy đủ.

‘Không chỉ muốn cho trẻ có tiền mua cái ăn, sách vở, tôi còn muốn truyền nghề cho các em. Nếu các em không học cao lên vẫn có nghề để nuôi bản thân’.

Hợp tác xã của bà Mai cũng có những cụ già 70, 80 tuổi đến gõ cửa xin việc làm. Tùy sức khỏe, bà lại sắp xếp cho họ công việc phù hợp để tranh thủ thời gian rỗi rãi.

‘Đây là một nghề không giàu nhưng nó giúp cho chúng tôi - những phụ nữ H'Mông có công ăn việc làm, có thể bảo tồn được bản sắc dân tộc.

Tôi cũng tự hào khi đưa được văn hóa của chúng tôi đến với thế giới. Tương lai, tôi muốn đưa mô hình này mở rộng ra các thôn bản khác ở vùng cao. Người phụ nữ H'Mông tự trồng cây, làm sợi, dệt áo, khăn… để tự làm chủ cuộc đời mình’, bà nói.

Sau 10 năm, Nam Định dạy nghề cho hơn 54.000 lao động nông thôn

Sau 10 năm, Nam Định dạy nghề cho hơn 54.000 lao động nông thôn

- Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nam Định, từ năm 2010 đến tháng 10/2019, toàn tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 54.219 lao động nông thôn.  

Nguyên Phương