Trong thời đại mà người ta cho rằng việc tìm kiếm thông tin chỉ bằng một cú nhấp chuột, chuyện một chiếc máy bay Boeing 777 đột nhiên mất tích đâu đó trên biển trong vài ngày qua thật quá kinh ngạc.  

TIN BÀI LIÊN QUAN

Hãng tin AP lấy ý kiến chuyên gia phân tích MH370 của Malaysia Airlines không phải là trường hợp đầu tiên cho thấy đại dương rộng lớn nhường nào, và việc tìm kiếm thứ gì đó mất tích trên biển khổ sở ra sao. 

{keywords}
Hàng chục tàu thuyền nhiều quốc gia tham gia tìm kiếm máy bay MH370 của Malaysia mất tích hôm 8/3 vừa qua.

Mất nhiều thời gian tìm kiếm 

Phải mất hai năm cơ quan điều tra mới tìm được mảnh vỡ quan trọng từ chiếc máy bay của hãng hàng không Pháp rơi trên Đại Tây Dương năm 2009. Gần với khu vực giữa Malaysia và Việt Nam mà chiếc MH370 mất tích cuối tuần qua, phải mất một tuần mảnh vỡ của chiếc máy bay Indonesia bị rơi năm 2007 mới được tìm thấy.  

Michael Smart – giáo sư về kỹ sư hàng không tại Đại học Queensland ở Australia – nhận định: “Thế giới quả là rất rộng lớn. Nếu như máy bay rơi xuống đáy đại dương và không gần tuyến đường biển nào thì rất khó để biết được phải mất bao lâu mới tìm ra máy bay”. 

Người đứng đầu cơ quan hàng không dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman cho biết hơn 1.000 người và ít nhất 34 máy bay, 40 tàu được điều động tìm kiếm MH370 trong khu vực có bán kích 100 hải lý quanh vị trí được xác định là nơi MH370 biến mất.   

Tướng Datuk Affendi Buang của Malaysia cho biết: “Điều duy nhất tôi có thể nói là công việc rất khó khăn. Có rất nhiều trường hợp máy bay mất tích trên biển – và phải mất nhiều ngày, đôi khi nhiều tháng, nhiều năm mới tìm ra tung tích máy bay”.  

Vẫn tìm thấy, dù không dễ 

Các quan chức cho biết máy bay đã có ý định chuyển hướng ngược trở lại, càng làm cho việc xác định vị trí máy bay thêm phần khó khăn. Thậm chí, họ cho rằng máy bay có thể đã ở cách vị trí mà radar lưu dấu vết cuối cùng đến hàng trăm km.  

{keywords}
Máy bay của hãng hàng không Malaysia

Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng cuối cùng vẫn có thể tìm ra chiếc máy bay. Kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên máy bay phản lực vào năm 1958, chỉ có vài chiếc máy bay đã mất tích mà không để lại dấu vết nào. 

Cơ trưởng John M. Cox có thâm niên 25 năm cầm lái của hãng hàng không US Airways của Mỹ, giờ đang là Giám đốc điều hành của Hệ thống Vận hành an toàn, cho biết: ‘Tôi hoàn toàn tin là chúng ta sẽ tìm ra chiếc máy bay”.

Giải thích về điều này, ông M.Cox cho biết, nhịp độ liên lạc hiện đại, với các tính năng định vị toàn cầu trong xe ô-tô và điện thoại cho biết vị trí của chúng ta tại mọi địa điểm đã mang lại những mong đợi ngoài sức tưởng tượng. “Đây không phải lần đầu tiên ta phải chờ tới vài ngày mới tìm được mảnh vỡ”.  

Ông Cox tin rằng vì lý do nào đó mà máy bay đã đổi hướng khỏi lộ trình thông thường. Theo đó, trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar, nó vẫn ‘còn nguyên vẹn và bay thêm một lúc nữa. Sau đó, mọi thứ chỉ là phỏng đoán”. Còn nếu như máy bay đã nổ ngay trên không trung khi đang bay, ‘giờ này chúng ta đã phải tìm thấy mảnh vỡ rồi’.  

Nếu máy bay nổ ‘vì một số lý do liên quan tới khí động học, chẳng hạn như cánh bị rơi hoặc bị hạ áp, thì phải có một mảnh cánh hoặc thân máy bay ở đâu đó rơi ra. Do đó, rất khó để cho máy bay bị phá hủy hoàn toàn và biến thành tro bụi” – giáo sư Smart nói.

Ông Smart nói thêm rằng phần lớn mảnh vỡ có thể nằm dưới đáy biển, có độ sâu từ 50-60m tại khu vực mà radar nhìn thấy máy bay lần cuối cùng. 

Mảnh vỡ tiết lộ nguyên nhân  

Các chuyên gia hàng không cho biết kích thước của mảnh vỡ sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chuyện gì đã xảy ra. Nếu mảnh vỡ có kích thước lớn, có thể máy bay đã nổ tung làm nhiều mảnh tại độ cao khá lớn so với mặt nước biển, có thể là do nổ bom hoặc do lỗi ở khung máy bay.  

Nếu mảnh vỡ nhỏ, có thể máy bay vẫn còn nguyên vẹn khi rơi, nhưng vỡ thành nhiều mảnh khi đập xuống mặt nước. Việc tìm kiếm mảnh vỡ phải mất nhiều ngày. 

Một tuần sau khi một chiếc máy bay của hãng Adam Air của Indonesia chở 102 người rơi xuống biển vào ngày 1/1/2007, hải quân Indonesia mới phát hiện được mảnh kim loại dưới đáy đại dương.  

Hai tuần sau đó, Hải quân Mỹ mới bắt được tín hiệu từ hộp đen ghi lại dữ liệu bay và ghi âm từ buồng lái. Bảy tháng sau dữ liệu này mới được giải mã. Thân máy bay vẫn còn nằm dưới đáy đại dương còn hãng Adam Air giờ đã ‘khai tử’.  

Một số chuyên gia đã kêu gọi các hãng hàng không nâng cấp công nghệ buồng lái để truyền dữ liệu liên tục – thông qua vệ tinh trở về mặt đất. Thông tin về các hệ thống vận hành then chốt đã được ghi lại trong dữ liệu bay và ghi âm buồng lái, hay còn gọi là hộp đen. Tuy nhiên, công nghệ này còn đang gây tranh cãi về lợi ích cũng như giá thành. 

Lê Thu