Sản phẩm này là một trong 4 sáng kiến của Việt Nam vượt qua gần 2.000 dự án từ 79 quốc gia để nhận được 1 triệu USD từ Quỹ ứng phó Covid-19 thuộc tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).

{keywords}

Băng ca áp lực âm do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu, thiết kế và chế tạo

Băng ca áp lực âm được cấu tạo gồm 4 bộ phận chính là băng ca khiêng bệnh nhân vào buồng chứa, buồng cách ly áp lực âm hình vòm, hệ thống điện tử và hệ thống lọc. Phần băng ca có thể chịu khối lượng lên tới 150 kg. Bên trong buồng cách ly có gắn thêm hệ thống lọc khí, giúp ngăn cản các hạt dịch siêu nhỏ chứa virus thoát ra môi trường bên ngoài.

PGS.TS. Phan Trung Nghĩa, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trưởng dự án cho biết, vật liệu được sử dụng để làm ra sản phẩm có giá thành rẻ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, dễ sử dụng, phù hợp với thời tiết, khí hậu, thể trạng của người Việt Nam và có khả năng tái sử dụng nhiều lần sau khi đã khử khuẩn toàn bộ.

“Với chiếc băng ca áp lực âm, tất cả không khí phải đi qua màng lọc hiệu suất cao mới ra ngoài được. Vì vậy, luồng không khí đi ra bên ngoài là không khí sạch. Để có thể cho ra đời được một sản phẩm hoàn thiện trong thời gian gấp rút 3 tháng, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều tư vấn về chuyên môn từ các y bác sĩ”.

{keywords}

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tặng băng ca áp lực âm đầu tiên cho hai bệnh viện

Nhận được món quà đặc biệt từ nhóm nghiên cứu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết, sự hỗ trợ lần này là niềm mơ ước của bệnh viện từ lâu.

“Chúng tôi từng trải qua nhiều tiếng đồng hồ bên bệnh nhân Covid-19 để chăm sóc họ, đặc biệt trải qua hàng chục tiếng bay đón công dân từ Guinea về. Các thiết bị này giúp đảm bảo an toàn cho chúng tôi khi thực hiện nhiệm vụ”, ông nói.

Còn ông Jean-Marc Lavest, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của AUF nhận định: “Tại nhiều quốc gia, vai trò của trường đại học chưa được đánh giá đúng mức. Với nhiệm vụ thúc đẩy các sáng kiến nghiên cứu và đổi mới của các trường đại học, chúng tôi cho rằng đại học thực sự là động lực phát triển của xã hội, có thể tham gia cung cấp giải pháp cho các thách thức toàn cầu".

Thúy Nga

Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật

Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật

Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.