Thị trấn cổ Talakadu nằm bên bờ sông Kaveri nằm cách Mysore khoảng 45km về phía đông. Nơi đây từng là thủ đô của Vương triều Tây Ganga cai trị Karnataka ở miền nam Ấn Độ khoảng một nghìn năm trước.

{keywords}
Thị trấn cổ bị chôn vùi dưới cát.

Vào thời kỳ hưng thịnh đỉnh cao, Talakadu từng phát triển rực rỡ với hơn 30 ngôi đền. Nhưng tất cả hiện nay chỉ còn đống đổ nát khi bị cát "nuốt chửng". Vốn là thị trấn lịch sử mang ý nghĩa tôn giáo to lớn, sự biến mất của Talakadu bị coi là một thảm họa đáng tiếc, nhưng nhiều người địa phương tin rằng điều này liên quan tới một lời nguyền cổ xưa.

Thị trấn cổ Talakadu lần đầu tiên được đề cập có liên quan tới Vương triều Tây Ganga. Vị Vua Harivarman đã đặt nơi này làm thủ đô của mình vào khoảng năm 390 sau Công nguyên.

Nguồn gốc của thị trấn hiện vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo một truyền thuyết được nhiều người biết đến, cái tên Talakadu được lấy tên từ hai anh em sinh đôi nhà Kirāta là Tala và Kādu.

{keywords}
Nơi này vừa được khai quật cách đây không lâu sau thời gian dài bị cát "nuốt chửng".

Vương triều Tây Ganga nổi lên vào năm 345 sau Công nguyên. Nơi này phát triển thương mại rất mạnh mẽ dù lãnh thổ có giới hạn. Tuy vậy, Ganga đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực văn hóa, văn học của khu vực nam Karnataka.

Các vị vua Ganga nổi tiếng nhờ đạo Jain, dẫn tới việc xây dựng nhiều tượng đài, đền thờ của đạo Jain. Tuy vậy ngày nay những công trình này chỉ còn lưu lại rất ít.

Thời kỳ cai trị 600 năm của Vương triều Tây Ganga đột ngột kết thúc vào năm 1.000 sau Công nguyên. Sau đó, thị trấn Talakadu được đổi tên thành "Rajarajapura".

Năm 1117, Vishnuvardhana, một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất của triều đại Hoysala đã chiếm Talakadu từ Cholas, lấy hiệu là Talakadugonda. Để kỷ niệm thành tựu này, ông đã xây dựng ngôi đền Keerthinarayana tại đây.

{keywords}
 

Từ thế kỷ 17, dòng sông Kaveri dịch chuyển và thị trấn bắt đầu bị cát vùi lấp. Các nhà địa chất học tin rằng nguyên nhân dẫn tới điều này có thể bắt nguồn từ việc xây dựng một con đập nằm ngay phía bắc thành phố vào thế kỷ 14.

Con đập này khiến nước xung quanh sông Kaveri thấp dần, làm lộ ra lớp cát. Sau đó, những cơn gió tây nam mang theo cát rồi bồi đắp chúng lên thị trấn cổ Talakudu.

2 năm tiếp theo, cát vẫn tiếp tục "thống trị" thị trấn khiến người dân mệt mỏi với sự xâm nhập này nên đành phải chuyển đi nơi khác. Một thị trấn mới mọc lên ở phía bắc.

Đến nay, điều gì khiến các cồn cát đột ngột xuất hiện khiến thị trấn bị đóng cửa, nhưng chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh một cách thuyết phục. Ở thời điểm hiện tại, những ngôi đền tại Talakadu vừa được khai quật.

Hồ nước 'tử thần' rộng bằng 5 sân bóng bỗng 'bốc hơi' hoàn toàn

Hồ nước 'tử thần' rộng bằng 5 sân bóng bỗng 'bốc hơi' hoàn toàn

Khi dung nham ở núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới phun trào đã làm "bốc hơi" hoàn toàn hồ nước "tử thần" có kích thước tương đương với 5 sân bóng đá.

Theo Dân Trí