1. Đọc sách và nghiên cứu kiến thức chuyên ngành

Để có thể nâng cao sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, điều đầu tiên khởi nghiệp có thể nghĩ đến là sách. Sách vở là nguồn tri thức quý giá, nó chứa đựng những câu chuyện và bài học mang tính kinh điển của thị trường. Khởi nghiệp chắc chắn sẽ học được rất nhiều điều khi nghiên cứu những cuốn sách. Một trong những cuốn sách có thể kể đến là: “Đắc nhân tâm”, “Nghĩ giàu làm giàu” hoặc “Xây dựng doanh nghiệp”. Khi đã nắm được những kiến thức quan trọng, khởi nghiệp sẽ dần định hình cho mình một cái nhìn sâu sắc trong mọi tình huống khi đưa doanh nghiệp phát triển.

2. Tìm những điểm mấu chốt

Trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể, luôn tồn tài những vấn đề mấu chốt, có tính chất quyết định. Để có thể đưa ra quyết định và tin tưởng vào nó, khởi nghiệp cần tập trung xem xét những yếu tố này, đánh giá mức độ thành công của quyêt định dựa trên việc giải quyết thành công những điểm mấu chốt

3. Có thái độ cởi mở và linh hoạt

Điều này rất quan trọng trong việc thu thập thông tin và đưa ra quyết định. Thị trường luôn thay đổi từng ngày và không có một mô hình chung nào có thể áp dụng đúng cho mọi trường hợp. Vì vậy, chủ động tìm kiếm thông tin và lắng nghe ý kiến từ người khác sẽ giúp khởi nghiệp tự tin vào quyết định của mình hơn.

4. Tự hào với mỗi quyết định của mình

Nếu khởi nghiệp đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, Hãy tự hào về chúng, cho dù quyết định đó có đúng hay sai. Sẽ thật tuyệt với nếu đó là một quyêt định chính xác, nhưng nếu sai, khởi nghiệp cần tự rút cho mình những kinh nghiệm cần thiết vì sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Trên hết, khởi nghiệp hãy nhớ rằng, tự tin là yếu tố quyết định đến 50% chiến thắng