Bộ phim "Đất phương Nam" có sức sống mãnh liệt, dù hàng chục năm đã trôi qua, mỗi khi phát lại đều khiến khán giả phải rơi nước mắt.
Ngay trong những cảnh phim đầu tiênĐất Phương Nam, cuộc trò chuyện giữa thầy giáo Bảy (NSND Thanh Điền) và An (Hùng Thuận) đã khiến khán giả không khỏi xúc động và nghẹn ngào. Không phải bởi sự chia ly hay đau khổ, mà chính từ những lời khuyên đanh thép nhưng đầy tình cảm của thầy khi chứng kiến cảnh học trò của mình bị đuổi học do có ba bị nghi ngờ là một “tay cộng sản nguy hiểm", rồi lại bị bạn bè ăn hiếp, bắt nạt.
Khi An bật khóc, thầy giáo Bảy dành những lời khuyên chân thành: “Thầy không ngờ con tệ bạc quá. Tụi nó làm nhục con mà con chỉ biết khóc lóc như một con thỏ đế hèn nhát. Mình không gây sự, nhưng phải biết chống trả. Trước khác, bây giờ khác, bây giờ con không chỉ là thằng An, con còn thay mặt ba con đang ở xa. Họ đuổi con khỏi trường để con đứng về phía ba con. Đừng để ai khinh thường con của một người đang làm quốc sự”. Sau thầy Bảy gửi tặng An một viên ngọc quý và nhắn gửi món quà này sẽ mang thêm sức mạnh cho ai giữ nó. Chính điều này đã tiếp sức cho An dũng cảm quay trở lại lấy lại chiếc cặp của mình. Nhưng An nhận ra viên ngọc mà thầy nói chỉ là một viên đá.
Trong cảnh phim này, những lời chia sẻ của thầy giáo Bảy không chỉ dành cho An, mà còn gián tiếp thể hiện sự cứng rắn, kiên cường của những người dân yêu nước trong thời cuộc loạn lạc thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. Đây cũng chính là tinh thần xuyên suốt được truyền tải qua chuyến hành trình đi tìm cha của Anh trong Đất phương Nam.VideoThầy giáo Bảy khuyên răn An
Trên bước đường lưu lạc về phương Nam, An gặp nhiều mảnh đời ngang trái, cùng khổ, nhưng cậu bé vẫn luôn được sống trong lòng nhân ái, đùm bọc của họ. Một trong số đó là ông thầy Tiều và cô cháu gái Xinh Xinh, hành nghề đông sơn mãi võ, trình diễn võ thuật với những trò hú tim để rao bán thuốc. Thương cho hoàn cảnh bơ vơ, không nhà không cửa không người thân của An, ông Tiều ra sức bảo bọc và giúp đỡ. Hình ảnh cậu bé ăn ngon lành bữa cơm sau nhiều ngày bị bỏ đói khiến khán giả phải thương cảm. Sau, An được theo ông Tiều học nghề và phụ giúp những việc nhỏ.
Theo học ông Tiều, cậu bé An dần làm quen với ngày tháng rong ruổi khắp mọi nơi trên chiếc nghe nhỏ, những bài võ thuật, những màn phóng dao đầy nguy hiểm, nhưng bù lại em cảm nhận được tình yêu thương như gia đình. Dù với An, ông Tiều và Xinh Xinh chỉ là những người xa lạ.
Nhưng rồi những ngày dù thiếu thốn nhưng ấm cúng này cũng kéo dài bao lâu khi ông Tiều và Xinh Xinh bị bắt đi do bị phát hiện là thành viên của hội kín. Khoảnh khắc An chạy dọc theo bờ đê, đưa ánh mắt dõi theo ông Tiều và Xinh Xinh khiến khán giả không khỏi nghẹn ngào.
Lời của ca khúc Chú bé đi tìm cha do ca sĩ Bích Phượng thể hiện càng làm tăng thêm cảm xúc của người xem. “Ôi cảm thương sao, con cá nhỏ bơ vơ đang bơi ngược dòng nước xoáy. Chú bé thơ sớm mồ côi mẹ. Lạc giữa dòng đời đâu biết đục trong. Chú bé không gia đình, như chiếc lá lìa cành. Đêm nằm mơ giữa vòng tay mẹ. Giữ trọn lời nguyền con phải đi tìm cha”.
Tiếp nối bước đường lưu lạc, An gặp lại thầy giáo Bảy, lúc này là trưởng 1 gánh hát. Một lần nữa, thầy đã dang rộng cánh tay để bảo vệ, giúp đỡ cậu bé, dạy em ca múa. Trong một lần do người thu tiền vé bỏ trốn, gánh hát tan rã, nhưng thầy vẫn cưu mang An.
Khi gánh hát đến vùng đất mới, thầy giáo Bảy quyết định diễn miễn phí cho dân nghèo nhưng lại từ chối đến diễn riêng cho ông hội đồng. Tối hôm đó, bọn tay sai đã lẻn đến gánh hát giết chết thầy Bảy và bắt cô Năm đào hát – vợ của thầy Bảy về nhà ông Hội đồng để phục vụ cho quan lớn.
Phân đoạn cô đào hát xin một thanh kiếm, một bàn hương áng và một mảnh khăn tang để hátGiọt máu chung tình, bày tỏ tấm lòng chung thủy sắc son của Bạch Thu Hà khi khóc chồng là Võ Đông Sơ thiệt mạng ngoài chiến trường khiến người xem không tránh khỏi cảm giác thương tâm và xót xa cho mảnh đời khổ cùng tận của con người thấp cổ bé họng. Hát đến câu cuối cùng, cũng là lúc cô Năm dùng thanh gương tự kết liễu đời mình.
Vai cô đào hát tài sắc vẹn toàn nhưng đoản mệnh của Kiều Oanh là nét chấm phá cho bộ phim, tạo thêm sự phong phú cho các tuyến nhân vật và phản ánh rõ nét hơn về thân phận của những người cùng khổ. Phân cảnh cô đào tự tử được đánh giá là một trong những phân cảnh hay của bộ phim.VideoCô Đào hát tự vẫn
Cò (Phùng Ngọc thể hiện) là con trai của ông Ba bắt rắn, trên bước đường lưu lạc đi tìm cha, An được cha con của ông Ba cưu mang và yêu thương, giúp đỡ. Một trong những cảnh quay đắt giá và lấy nhiều nước mắt nhất trong phim là phân đoạn Cò nhớ về ký ức của người mẹ của mình. Bà đã qua đời do bị quân Pháp bắn chết trên đường đi chợ về.
Trong ký ức của cậu, hình ảnh người mẹ vẫn hiện lên đầy xúc động. Cò tâm sự với An: “Mẹ tao tóc dài lắm. Mỗi lần bà gội đầu, bà kêu tao dội nước. Có lần bà cạo đầu trọc lốc để vái cho tao lành bệnh. Mỗi lần bả đi chợ về, bả đều mua cho tao cái bánh da lợn. Tao thích nhất là bánh da lợn. Khi bà bị Tây bắn chết, người ta chở xuồng về, khiêng mẹ tao lên, lấy bánh da lợn ra quăng đi chỗ khác, làm tao khóc quá chừng”. Hình ảnh cậu bé nước mắt lưng tròng, nghẹn ngào kể về mẹ của mình không được đạo diễn Vinh Sơn khắc họa quá sướt mướt, mà vẫn có chút gì đó lém lỉnh, ngộ nghĩnh của nhân vật Cò, nhưng bằng cách nào đó vẩn chạm đến tim khán giả một cách mạnh mẽ nhất. VideoCò nhớ lại ký ức về mẹ
Trong Đất phương Nam, những cảnh phim nói về mẹ luôn để lại nhiều cảm xúc. Bên cạnh cảnh Cò nhớ về mẹ, thì phân đoạn Xinh Xinh – cô cháu gái của ông Tiều vào mỗi đêm trăng rằm lại ra đầu ghe ngồi chờ mẹ về cũng rất cảm động. Xinh Xinh tâm sự với An: “Cứ mỗi lần trăng rằm, mẹ sẽ về thăm em. Từ dưới nước bóng trăng kia đi lên, mẹ mặc áo dài vàng, quanh người sáng rực. Lần nào cũng vậy, mẹ ôm em và chải tóc cho em”.
Vụ Đồng Nọc Nạng là một sự kiện có thật xảy ra vào năm 1928, được tái hiện trong một tập phim đầy nước mắt . Gia đình Mười Chức từ nơi khác đến rừng U Minh để khai phá đất rừng, sinh cơ lập nghiệp. Khi bị bọn địa chủ cường hào ác bá dẫn cò lính tước đoạt lúa và ruộng đất, cả gia đình đã phản kháng, gây nên một cuộc thảm sát khiến máu đã đổ trên cánh đồng này.
Út Trong – em gái của mười Chức tay không giành giật từng thúng lúa từ tay của bọn lính rồi bị chúng dùng cò súng đập vào ngực bất tỉnh. Hay tin, cả gia đình quyết định sống chết bằng những vũ khí thô sơ cuốc, giáo, dao, lưỡi liềm trên tay, nhưng cuối cùng cũng phải chịu thua trước họng súng của chúng. Vợ mười Chức đang mang thai, thấy cảnh chồng mình bị bắn chết tươi đã dũng cảm cầm gậy chạy theo, để rồi cũng phải hy sinh bởi những phát đạn. Nghe tin mấy đứa con mình đều bị Tây bắn chết, bà Tám băng đồng chạy trên bờ kênh, nhưng rồi đau đớn quỵ xuống trong bất lực.
Tất cả những hình ảnh này đã diễn tả chính xác thân phận bạc bèo của người dân đen lam lũ. Họ làm ăn, khai phá đất hoang để trồng trọt kiếm kế sinh nhai nhưng phải chết tức tưởi ngay trên đồng lúa của mình…
Âm nhạc cũng góp phần không nhỏ vào tạo nên cảm xúc mạnh mẽ cho cảnh phim này. Lời hát như ai oán vang lên khi Võ Tòng trở về nhà, biết được vợ sắp cưới của mình là Út Trong bị bọn thực dân bắt đi, những ngôi mộ chôn anh em của mình vừa được đắp lên không khác gì lời thở dài cho số phận bị dồn đến đường cùng của người dân nghèo.
Theo Zing