Ngày 1/4 hàng năm, còn gọi là Ngày Quốc tế nói dối hay Cá tháng Tư là ngày mà mọi người sẽ đi khắp nơi để trêu chọc nhau bằng những lời nói dối vô hại với mục đích vui vẻ.

Tuy nhiên với nhiều người, những câu nói dối đơn giản trong ngày này có vẻ như quá nhàm chán. Họ có những cách "đỉnh cao" hơn để khiến người khác mắc lừa.

Dưới đây là 6 "cú lừa" kinh điển từng khiến hàng nghìn người "ăn thịt thỏ" trong quá khứ.

Tảng băng được kéo từ Nam Cực về Australia

Ngày 1/4/1978, một chiếc sà lan chở tảng băng khổng lồ xuất hiện tại cảng Sydney, Australa. Dick Smith, một nhà thám hiểm, doanh nhân triệu phú thích phiêu lưu đã tuyên bố rằng mình đã kéo được tảng băng khổng lồ kia từ Nam Cực.

Ông sẽ cắt tảng băng thành từng mảnh nhỏ rồi đem bán cho người dân địa phương với lời quảng cáo "dòng nước ngọt tinh khiết ở Nam Cực sẽ cải thiện hương vị mới cho nước uống của bạn".

Nhung 'cu lua' kinh dien tren the gioi trong ngay Ca thang Tu hinh anh 1
Tảng băng được quảng cáo là kéo về từ Nam Cực song thực chất chỉ là trò lừa Cá tháng Tư của vị triệu phú.

Các đài phát thanh địa phương cũng đến quay và đưa tin về sự kiện này. Tuy nhiên khi đến nơi, trời bắt đầu mưa và mọi người mới nhận ra rằng mình bị lừa và tảng băng đó là "đồ rởm", được làm từ bọt chữa cháy và kem cạo râu. Khi bọt chữa cháy và kem cạo râu trôi đi bởi nước mưa để lộ một miếng nhựa trắng ở bên dưới lớp bọt.

2. Các hành tinh thẳng hàng

Vào ngày Cá tháng Tư năm 1976, trên BBC Radio 2, nhà thiên văn học Patrick Moore đã thông báo về một sự kiện thiên văn hiếm có sắp xảy ra.

Theo đó, vào đúng 9h47, Trái Đất sẽ thẳng hàng với sao Diêm Vương và sao Mộc làm giảm trọng lực của Trái Đất.

Nhung 'cu lua' kinh dien tren the gioi trong ngay Ca thang Tu hinh anh 2
Các hành tinh thẳng hàng là "cú lừa" của BBC và nhà thiên văn học Patrick Moore. 

Ông Moore cho biết người dân có thể trải nghiệm cảm giác lơ lửng trong không trung nếu họ nhảy thật cao vào đúng thời điểm đó. Tất nhiên, có hàng trăm người đã "cắn câu" của BBC.

3. Chim cánh cụt biết bay

Ngày 1/4/2008, BBC đăng tải một đoạn video ghi lại phát hiện "chim cánh cụt có thể bay" được các quay phim tại đảo King George Nam Cực ghi lại. Clip này nhanh chóng "gây bão" và nhanh chóng trở thành một trong những video được xem nhiều nhất trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trò bịp khác của đài này.

Các nhà làm phim đã sử dụng hình ảnh của những loài chim trông giống chim cánh cụt, bắt chước chuyển động của chúng để tạo ra hình ảnh về những chú chim cánh cụt biết bay.

4. Bò lai cà chua

Ngày Quốc tế nói dối năm 1983, tạp chí khoa học New Scientist đăng tải thông tin rằng các nhà khoa học đã lai tạo thành công động vật với thực vật, tạo ra một giống mới gọi là "cà chua bò". Theo đó, loại cà chua này có vẻ ngoài sần sùi như da bò và có những khối "protein động vật" xen giữa lớp vỏ. 

Nhung 'cu lua' kinh dien tren the gioi trong ngay Ca thang Tu hinh anh 3
"Cà chua bò" là trò đùa Cá tháng Tư của tạp chí New Scientist.  

Trò đùa này thậm chí còn lừa được cả tạp chí khoa học của Brazil Veja, khi tờ này đăng tải lại các thông tin về loài "cà chua bò". Sau đó, khi sự thật được tiết lộ, tạp chí này bị nhiều dân mạng chế giễu trong thời gian dài. 

5. Hít khí Heli để hát hợp xướng

Năm 2014, dàn hợp xướng của trường King's College (nước Anh) đăng một video lên Youtube về màn trình diễn của 4 thành viên nam. Theo đó, một thành viên đã hít khí Heli trong quả bóng cầm sẵn trên tay khi đến đoạn có nốt cao để có được giọng hát "thánh thót". 

"Cú lừa" này thậm chí khiến nhiều dân mạng tin sái cổ và học cách làm theo. Video của dàn hợp xướng cũng thu về gần một triệu lượt xem trên Youtube.

'Cú lừa' hít khí Heli để hát được nốt cao ngày Cá tháng Tư Năm 2014, dàn hợp xướng trường King's College (Anh) đã hưởng ứng Cá tháng Tư bằng cách đăng một clip ghi lại chàng trai hít khí Heli để hát được nốt cao trong bài hợp xướng.

6. Làm sạch núi ở Thụy Sỹ

Ngày 1/4/2009, Tổng cục Du lịch Thụy Sỹ đã phát hành một video tiết lộ bí mật tại sao các ngọn núi của họ lại trông sạch đẹp như vậy. Đó là nhờ công của "Hiệp hội những người làm sạch núi Thụy Sỹ", nơi các thành viên đã leo lên dãy Alps, cọ rửa những tảng đá dính phân chim và làm sạch cỏ. 

Hàng triệu người đã xem video này. Thậm chí, có tới 30.000 người đã làm các bài kiểm tra online để đăng ký một "chân" vào đội ngũ này (còn gọi là Felsenputzers).

Cuối năm đó, do nhu cầu đến từ người dân, công ty cáp treo Brunni đã bắt đầu cung cấp các khóa học "làm sạch núi" thực sự, thu hút nhiều Felsenputzers từ khắp nơi trên thế giới.