Chỉ vì những quyết định sai lầm và thiếu may mắn, Elizabeth Holmes hay Lou Yonghao phá sản và mất tất cả.
Elizabeth Holmes trở thành nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất sau khi hãng công nghệ y tế Theranos được định giá 9 tỷ USD với mức lợi nhuận khổng lồ. Tạp chí Time còn xếp Holmes vào danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất 2015. Tuy nhiên, thành công chưa lâu thì Theranos bị cáo buộc lừa đảo nhà đầu tư về công nghệ xét nghiệm máu mới. Vụ việc của Theranos khiến uy tín và tài sản của Holmes sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên, thành công chưa lâu thì Theranos bị cáo buộc lừa đảo nhà đầu tư về công nghệ xét nghiệm máu mới. Vụ việc của Theranos khiến uy tín và tài sản của Holmes sụt giảm nghiêm trọng. Ảnh: CNN.
Lou Yonghao - nhà sáng lập hãng điện thoại Smartisan - gây chú ý với tuyên bố "tiêu diệt" Apple tại Trung Quốc vào năm 2014. Từng được xem là "thần tượng giới trẻ Trung Quốc" tuy nhiên sau 5 năm, nợ nần và kiện tụng khiến Yonghao bị cho vào danh sách đen cấm sử dụng các dịch vụ đắt tiền như máy bay, tàu cao tốc, câu lạc bộ golf hay gửi con vào trường tư cao cấp. Ảnh: SCMP.
Trong bức tâm thư trên mạng xã hội, Yonghao gửi lời xin lỗi tới nhà đầu tư và chủ nợ, đồng thời hứa sẽ trả hết số nợ trong tương lai. Năm ngoái, công ty của ông nợ hơn 85 triệu USD nhưng đã trả được 1/2. Ảnh: SCMP.
Jia Yueting, nhà sáng lập LeEco, cũng là nhân vật bị đưa vào "danh sách đen" của Trung Quốc vì không trả nợ đúng hạn. Jia từng rất thành công với LeTV, một trong những nền tảng xem phim trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên khi chuyển sang mảng phần cứng với hãng smartphone LeEco và hãng xe điện Faraday Future, việc kinh doanh của Jia không còn thuận lợi. Faraday Future từng tuyên bố thách thức Tesla, nhưng công ty này đã phá sản vào tháng 10. Ảnh: Business Insider.
Cái tên thứ 3 là Dai Wei, nhà sáng lập hãng chia sẻ xe đạp Ofo. Wei từng là người dẫn dắt ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc với mục tiêu hoạt động tại 200 thành phố năm 2017. Từng có thời điểm Ofo được định giá trên 2 tỷ USD. Ảnh: Yicai Global.
Tuy nhiên mức độ cạnh tranh khủng khiếp, khoản nợ ngày càng nhiều khiến Dai Wei bị đưa vào danh sách đen vào năm 2018. Ngành công nghiệp chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc cũng sụp đổ, nhiều nghĩa địa xe đạp mọc lên như nấm. Ảnh: Getty Images.
Ngày 21/11, Vương Tư Thông bị tòa án Bắc Kinh (Trung Quốc) niêm phong tài sản vì nợ nần. Là con trai tỷ phú Vương Kiện Lâm giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 12,3 tỷ USD, Vương Tư Thông nắm giữ một phần tài sản của cha. Nhờ sự giúp đỡ tài chính từ cha, anh đã tạo ra đế chế kinh doanh riêng khi thành lập Panda TV, một trong những kênh streaming hàng đầu Trung Quốc, Công ty giải trí Banana Plan Entertainment Culture và Invictus Gaming, tổ chức eSports quản lý đội tuyển Dota 2 và League of Legends. Ảnh: SCMP.
Tuy nhiên thói đốt tiền khiến Vương Tư Thông nợ đến 21,6 triệu USD. Nợ nần chồng chất, kiện tụng liên miên khiến Vương Tư Thông bị niêm phong tài sản, cho vào danh sách đen cấm tham gia các hoạt động xa hoa. Ảnh: Alamy.