- Bệnh khiếm thính là một loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, và cuộc sống của các bệnh nhân. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 5,3% dân số bị khiếm thính.
Cảm động cha con khiếm thính cùng nhau hát
Biểu cảm của bé trai khiếm thính khi nghe tiếng mẹ lần đầu làm 'chao đảo' dân mạng
Nguyên nhân gây bệnh: một số người do bẩm sinh, những người còn lại do các tác động từ cuộc sống. Ngày nay, có nhiều thiết bị y tế, máy trợ thính hay phẫu thuật để hỗ trợ họ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì 1/3 trong số những người trên 65 tuổi đều bị mất thính giác. Hầu hết là do trong thời gian mất thính giác họ không được khám chữa. Đây là một loại phổ biến nhất của việc khiếm thính vĩnh viễn.
Trong khiếm thính dẫn truyền, tai ngoài hoặc tai giữa không thể tiếp nhận được âm thanh. Khiếm thính dẫn truyền có thể do ống tai bị ảnh hưởng hoặc màng nhĩ bị rách do chấn thương, nhiễm trùng tai giữa.
Tai trong là đối tượng lây nhiễm các loại virus bao gồm các bệnh quai bị, sởi hoặc bất kỳ bệnh kèm theo sốt rất cao dẫn đến khiếm thính.
Các triệu chứng của bệnh khiếm thính
- Tránh và hạn chế các tình huống giao tiếp.
- Nói rằng bạn hiểu điều gì đó nhưng bạn lại không làm theo.
- Từ chối thừa nhận việc bạn bị khiếm thính.
- Liên tục tức giận, cáu giận vô cớ.
- Liên tục nói chuyện mà không có dấu hiệu phải lắng nghe.
- Chỉ gật đầu với tất cả những câu nói từ đối phương.
- Nói nhỏ một mình, không ai nghe thấy.
- Thường yêu cầu người khác lặp lại lời nói.
- Rất khó khăn trong việc tương tác nhóm.
- Thường xuyên bị phản ánh rằng mình nói quá to.
Phản ứng ban đầu của người khiếm thính là từ chối tiếp theo là tức giận sau đó là đổ lỗi cho người khác. Cao hơn có thể người đó bị trầm cảm.
Cách điều trị khiếm thính
Các biện pháp điều trị khiếm thính như: dùng thuốc trong những trường hợp nhiễm trùng gây ra mất thính lực; hay phẫu thuật để chữa tai ngoài, tai giữa và các vấn đề màng nhĩ; cũng có thể dùng máy trợ thính giúp người khiếm thính có thể nghe và giao tiếp.
Máy trợ thính là thiết bị trị liệu rất hiệu quả cho 90% các trường hợp khiếm thính nhẹ. Là thiết bị rất tinh vi, phản ánh một sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, truyền thông và công nghệ điện tử. Hiện nay trên thị trường có một số các thiết bị trợ thính có thể lập trình theo ý muốn.
Bước đầu tiên là người khiếm thính nên chọn cho mình một loại máy trợ thính phù hợp. Không nên ngần ngại đặt câu hỏi về tính hiệu quả của thiết bị và cách sử dụng...
Cách phòng chống mất thính giác
Điếc và bị điếc có thể không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng nếu chúng ta biết cách chăm sóc tai và giải quyết triệt để các vấn đề về tai trước khi quá muộn thì có thể ngăn chặn được khả năng bị khiếm thính.
Một bà mẹ có thai kỳ khỏe mạnh sẽ sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh và không có bệnh tật. Tương tự trong bất kỳ trường hợp nào nếu có vấn đề về tai, bạn cần đến bác sĩ thật sớm để được tư vấn khám chữa bệnh.
Ngoài ra, tránh xa những âm thanh quá lớn hay đeo thiết bị bảo vệ tai trong môi trường ồn ào cũng có thể giúp bản thân ngăn ngừa các vấn đề về thính giác.
Điều trị và hỗ trợ thính lực cho trẻ bị bệnh khiếm thính
Khiếm thính là một bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tương lai sau này của trẻ. Vậy làm thế nào để điều trị hiệu quả cho trẻ bị khiếm thính?
Nguyên nhân gây bệnh khiếm thính
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh khiếm thính. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số nguyên nhân chính gây bệnh khiếm thính.
Bệnh khiếm thính là gì?
Bệnh do nhiều yếu tố khác nhau cấu tạo thành bao gồm tuổi tác, bệnh tật, tiếng ồn, hóa chất và cả các chấn thương vật lý.
Dương Uyên(tổng hợp)