Thời gian gần đây các cơ quan quản lý liên tục phát hiện và đưa ra những cảnh báo liên quan đến đồ chơi bị nhiễm độc ảnh hưởng sức khỏe trẻ em, thậm chí gây chết người.
Bóng bay
Bóng bay là món đồ chơi rẻ tiền và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Với đủ màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh, những quả bóng bay khiến cho những đứa trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, ẩn sau nó là một hiểm họa khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, mà không phải bậc cha mẹ nào cũng biết.
Đa số các màu sắc trong quả bong bay đều được tạo nên từ các chất hóa học độc hại điển hình là bột màu công nghiệp và các chất kim loại như bóng bay màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: “Dung dịch màu đó không phải là màu thực phẩm. Màu dùng ở đây là màu dành cho ngành công nghiệp như: ngành in, ngành nhuộm. Chất màu này phần lớn là các hợp chất mạch vòng nên rất độc. Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, thổi bóng bay tiếp xúc trực tiếp với bột màu rất độc này”.
Những chất độc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nguy hiểm nhất là những chất này còn có thể gây ung thư.
Bóng bay là món đồ chơi rẻ tiền và vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Với đủ màu sắc và hình dáng ngộ nghĩnh, những quả bóng bay khiến cho những đứa trẻ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, ẩn sau nó là một hiểm họa khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, mà không phải bậc cha mẹ nào cũng biết.
Đa số các màu sắc trong quả bong bay đều được tạo nên từ các chất hóa học độc hại điển hình là bột màu công nghiệp và các chất kim loại như bóng bay màu đỏ có chất chì, màu xanh và vàng có chất crom...
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: “Dung dịch màu đó không phải là màu thực phẩm. Màu dùng ở đây là màu dành cho ngành công nghiệp như: ngành in, ngành nhuộm. Chất màu này phần lớn là các hợp chất mạch vòng nên rất độc. Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, thổi bóng bay tiếp xúc trực tiếp với bột màu rất độc này”.
Những chất độc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ. Nguy hiểm nhất là những chất này còn có thể gây ung thư.
Trẻ dễ nhiễm hóa chất độc hại từ bóng bay. |
Với trẻ dưới 2 tuổi, khi bóng bay vỡ, phát ra tiếng nổ mạnh có thể khiến trẻ điếc tai, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần của trẻ. Bên cạnh đó, trường hợp bóng bay nổ vào mắt sẽ gây tổn thương tới mắt của trẻ.
Theo khuyến cáo của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, các bậc cha mẹ cần có sự kiểm soát khi cho trẻ chơi bóng bay. Đặc biệt, không nên cho trẻ ngậm, mút, hay thổi bóng bay. Phương pháp an toàn là dùng dụng cụ thổi bóng để thổi. Ngoài ra, không nên thổi bóng quá căng, sẽ làm bóng dễ bị vỡ gây nguy hiểm cho trẻ.
Thú nhún
Đây được coi là món đồ chơi “hàng hiệu” của bé. Gần đây, Singapore vào cuộc kiểm nghiệm, khẳng định thứ đồ chơi này có chứa chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em.
Tại Việt Nam, khi đem đi kiểm nghiệm, chuyên gia y tế đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalates trong loại thú nhún này cao gấp nhiều lần so với quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm.
Thú nhún dễ gây vô sinh với trẻ nhỏ. |
KS Vũ Tân Cảnh, chuyên gia nghiên cứu về Polymer, nguyên cán bộ thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm phthalates sở hữu những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ. Theo đó, các hợp chất phthalates có thể làm suy giảm sự phát triển của bộ phận sinh dục của bé trai và về lâu dài dễ làm cho cơ quan sinh sản của nam giới bị "teo" lại. Sau những nghiên cứu thống kê, người ta thấy có khoảng 25% nam giới gặp phải trục trặc này có liên quan tới hợp chất phthalates. Ngoài ra, hoạt chất này gây ra những ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong tại chỗ.
Thực nghiệm trên động vật thấy rằng, chỉ cần với liều 30g chất phụ gia diethylhexylphthalate (ký hiệu là DEHP)/kg thể trọng chuột là có thể làm chết động vật này. Điều đáng nói ở đây, DEHP rất dễ rời bỏ chất gốc là PVC từ nhựa, túi bóng, từ ống thổi, từ đồ chơi... để phân tán vào cơ thể. Thế nên, nhiều nước đã cấm lưu hành đồ chơi có DEHP, cấm đưa DEHP vào sản xuất thứ này cho trẻ em.
Bút chiến thuật, bút tàng hình
Thời gian gần đây, báoliên tục nhân được thắc mắc của các bậc phụ huynh về việc con em họ (chủ yếu là học sinh cấp I, cấp II – P/V) sử dụng một loại bút có tên gọi là bút tàng hình, bút chiến thuật … và họ không biết những loại bút này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ khi sử dụng không?
Trước thắc mắc của các bậc phụ huynh, phóng viên đã làm một cuộc khảo sát tại Hà Nội thì nhận thấy bút tàng hình được bày bán công khai trên thị trường. Người nào có nhu cầu có thể tìm mua tại các hiệu bán hàng văn phòng phẩm, trước cổng trường... Bút có hình dáng bên ngoài chẳng khác gì chiếc bút bi bằng kim loại bình thường. Khi người dùng viết ra, mực nhanh chóng biến mất một cách kỳ lạ. Để xem được nét chữ đó, phía đầu bút có nút bấm đèn. Chỉ cần soi đèn vào khu vực vừa viết có thể thấy được nét viết.
Liên quan đến thắc mắc này, TS Nguyễn Văn Hải, Công ty ánh sáng Quang Minh cho rằng, nguy hiểm ở bút tàng hình chính là đèn laser. Vì theo ghi nhận của Viện Hóa học, ánh sáng của loại bút này là một loại đi ốt phát quang thuỷ ngân. Nó phát ra chùm sáng ở bước sóng 253.7nm, chức năng hoạt động giống như đèn của các máy soi tiền.
Đèn laser ở bút tàng hình gây nguy hại cho mắt trẻ. |
TS Nguyễn Văn Hải phân tích thêm: Ánh sáng laser được chia làm nhiều cấp độ, nhưng ngay cả với cấp độ nhỏ nhất người ta cũng khuyến cáo không nhìn mắt vào, thậm chí không được nhìn quá 0,25 giây. Khi lọt vào mắt, ánh sáng này gây ảnh hưởng đến mắt rất lớn, thậm chí gây đục thủy tinh thể hoặc cháy võng mạc, mất thị lực...
"Ánh sáng laser rất nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi tính tò mò, hiếu động. Cụ thể, ngoài việc chiếu thẳng ánh sáng vào mắt không đeo kính đã gây nguy hiểm thì trường hợp chiếu vào mắt đeo kính cận hay kính hiển vi càng nguy hiểm hơn. Bởi laser kỵ tối đa chiếu qua bất cứ dụng cụ quang phóng đại nào", TS Nguyễn Văn Hải cho biết.
Ngoài những loại đồ chơi trên, trẻ nhỏ cũng không nên tiếp xúc nhiều với các loại đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, nhất là những đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc vì những loại đồ chơi đó ẩn họa nhiều nguy cơ gây hại đối với trẻ nhỏ khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất non yếu.
(Theo Kiến thức)