Đường kẻ chạy qua giữa các ngôi nhà, một bàn dã ngoại hình tam giác, một ngã ba sông... đó là những đường biên giới đặc biệt nhất hành tinh.

{keywords}
1. Biên giới Ấn Độ/Pakistan: Tờ The Economist từng coi biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan là biên giới nóng bỏng nhất hành tinh, với lịch sử mâu thuẫn lâu dài giữa hai quốc gia. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đèn rọi được lắp suốt dọc chiều dài biên giới. Đường biên này có an ninh nghiêm ngặt và sáng tới mức có thể nhìn thấy rõ từ trên vũ trụ.

{keywords}
2. Biên giới Haiti/Cộng hòa Dominica: Nhìn từ không gian, ta có thể thấy biên giới của Haiti và Cộng hòa Dominica thể hiện rõ sự khác biệt giữa vùng đất cằn cỗi của Haiti (bên trái) và khung cảnh xanh tươi của Cộng hòa Dominica (bên phải). Lý do cho sự khác biệt lớn đó rất đơn giản: Cộng hòa Dominica có các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả.

{keywords}
3. Biên giới Hà Lan/Bỉ: Đây là một trong những biên giới tuyệt nhất chia tách hai quốc gia châu Âu. Đường biên giữa Hà Lan và Bỉ trông rất đơn giản, nhưng thực ra lại khá phức tạp. Thị trấn Baarle nằm ngay trên biên giới, đường biên chạy qua giữa các quán cà phê, nhà hàng, nhà dân và vườn tược... do đó, sáng có thể bạn ăn ở nhà hàng Bỉ, chiều tối đã lại dùng bữa ở Hà Lan.

{keywords}
4. Biên giới Argentina/Brazil/Paraguay: Biên giới của Argentina, Brazil và Paraguay là một ngã ba sông với hai cây cầu bắc qua sông Parana và Iguazu để nối 3 quốc gia lại với nhau.

{keywords}
5. Biên giới Áo/Slovakia/Hungary: Biên giới của ba quốc gia này là một bàn ăn dã ngoại hình tam giác nằm giữa một cánh đồng xanh tươi. Trên bàn có biểu tượng của ba nước, cho biết bạn đang ngồi ở quốc gia nào.

{keywords}
6. Biên giới Nepal/Trung Quốc: Đường biên giới của Trung Quốc và Nepal chạy qua chính giữa ngọn núi Everest, khiến nó không chỉ là ngọn núi cao nhất mà còn là khu vực biên giới cao nhất thế giới.

{keywords}
7. Biên giới Mỹ/Canada: Đường biên của Mỹ và Canada chạy ngang thị trấn Berby Line, qua các công trình và nhà dân. Trong nhiều trường hợp, một gia đình có thể nấu ăn ở một nước và sau đó ăn ở một nước khác. Tại đây còn có thư viện cộng đồng Hasket và nhà hát Opera được xây dựng trên đường biên một cách có chủ đích. Sân khấu của nhà hát nằm ở Canada, nhưng lối vào và phần lớn các hàng ghế khán giả nằm ở Mỹ. Đồng thời, nhà hát này cũng có hai địa chỉ, một ở Mỹ và một ở Canada.

{keywords}
8. Biên giới Mỹ/Nga: Hai hòn đảo Diomede nằm ở eo biển Bering, trong đó đảo Diomede Nhỏ là nơi đặt thành phố Diomede của Mỹ với dân số 146 người. Đảo Diomede thuộc về Nga và không có người sinh sống. Hai hòn đảo chỉ cách nhau khoảng 4km. Đường đổi ngày quốc tế chạy qua giữa hai hòn đảo và được coi là biên giới của Mỹ và Nga. Khi người dân đảo Nhỏ nhìn qua eo biển sang đảo Lớn, họ không chỉ nhìn thấy một quốc gia khác mà còn đang nhìn thấy "ngày mai". Ví dụ: ở đảo Nhỏ là 9h sáng Thứ Bảy thì ở đảo Lớn là 6h sáng Chủ Nhật. Du khách có thể quan sát đảo Lớn qua một máy quay trên đảo Nhỏ.

(Theo Zing)

Ảnh: Listverse