Những dòng chia sẻ này đã được một xưởng họa có tên Tí Toáy (Hà Nội) gửi tới các giáo viên nhân dịp năm mới. Lá thư đồng thời cũng là những lời nhắn nhủ ý nghĩa về ý thức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp gửi tới các thầy cô giáo - những người đang lao động trong lĩnh vực trồng người.
"Nếu chúng ta tức giận và nổi nóng mất kiểm soát hành vi với bạn nhỏ dù chỉ là một lời trách mắng, nghĩa là chúng ta không đủ bao dung của một người làm giáo dục thực hành." (Ảnh: Tí Toáy) |
VietNamNet xin trích lại bức thư.
Các bạn thân mến, chắc hẳn trong mỗi người đều có những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau về công việc Teaching Art. Đây là một công việc hoàn toàn mới. Nhiều bạn trong số chúng ta vẫn còn bỡ ngỡ và đang thích nghi với cách thức làm việc mới này.
Nhưng công việc nào cũng vậy. Người lạc quan sẽ nhìn thấy điều tích cực ở phía xa, người tiêu cực sẽ chỉ thấy những khó khăn vất vả trước mắt. Trong môi trường thường xuyên làm việc với trẻ em, tôi mong rằng tất cả chúng ta đến với công việc này với tinh thần của một người lạc quan, cởi mở và tích cực.
Có một câu chuyện tôi muốn chia sẻ với các bạn và qua đó, tôi cũng mong các bạn có thể hiểu hơn về Tính chuyên nghiệp khi làm việc hay Ý thức nghề nghiệp trong lĩnh vực Teaching Art mà mình đang làm việc.
Năm 2016, chúng ta có một học sinh gặp chút rắc rối về kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. Nhưng gia đình không báo trước về vấn đề này nên chúng ta vẫn làm việc với bạn nhỏ này như bao bạn khác.
Và rồi một sự cố đã xảy ra. Trong một va chạm rất nhỏ ở lớp học, bạn đã không kiểm soát được hành vi và cảm xúc của mình. Khi đó, bạn nhỏ này đã chui vào một phòng học riêng, khóa trái cửa, đập phá đồ đạc học liệu của cả Xưởng.
Khi đó, tất cả chúng ta đều rất lo lắng. Học liệu hỏng có thể mua lại, màu đổ ra có thể lau sạch. Nhưng nếu an toàn bản thân bạn đó gặp vấn đề gì, chúng ta không biết sẽ phải làm sao để ăn nói với gia đình. Học phí mà chúng ta nhận từ gia đình người học, có cả phần bảo đảm an toàn dù bất cứ lý do gì xảy ra.
Cuối cùng bạn nhỏ cũng kiểm soát được hành vi của mình để mở cửa ra ngoài. Nhưng câu chuyện chưa xong. Vẫn trong cơn mất kiểm soát hành vi của mình, bạn ấy đã nhổ vào mặt một giáo viên của chúng ta. Tất cả mọi người khi đó đều sững sờ, bối rối vì lần đầu tiên rơi vào tình huống này.
Các bạn thân mến, nếu bản thân mình rơi vào tình huống đó, bạn sẽ xử trí thế nào? Và đây là cách chúng ta đã làm khi đấy. Đó là lau khô đi nước bọt trên mặt, vào nhà vệ sinh rửa mặt sạch sẽ, dặm lại phấn, tô lại son và tiếp tục buổi học như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Ở tình huống đó nếu chúng ta tức giận và nổi nóng mất kiểm soát hành vi với bạn nhỏ dù chỉ là một lời trách mắng, nghĩa là chúng ta không đủ bao dung của một người làm giáo dục thực hành, chúng ta đã đầu hàng trước sự thiếu hiểu biết của người học. Trong tình huống này, trước khi quyết định phải làm gì, chúng ta nên đặt mình vào cảm xúc và những rắc rối mà bạn nhỏ đang gặp phải.
Nhiều người khi nghe câu chuyện này đã nói rằng chúng ta có tình yêu thương với trẻ nhỏ. Đúng, nhưng chưa đủ.
Điều mà chúng ta có thêm là ý thức về nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của một người lao động trong lĩnh vực giáo dục. Điều này đã giúp chúng ta vượt qua những hành xử thông thường để tiếp tục công việc của mình một cách nghiêm túc, nhẫn nại.
Suy cho cùng, đây là một tai nạn nghề nghiệp như bao nghề khác thi thoảng cũng gặp phải. Mặc dù thời điểm đó, tất cả còn rất trẻ nhưng chúng ta đã vượt qua nó một cách xuất sắc.
Tí Toáy luôn tự hào về tính cách này trong văn hóa làm việc của mỗi thành viên. Đó là lý do vì sao khi phỏng vấn tuyển dụng, công ty đã đưa ra các khó khăn vất vả ban đầu của công việc Teaching Art mà các bạn sẽ phải đối mặt.
Đến sớm về muộn, dọn dẹp vệ sinh, lau chùi bàn ghế lớp học, tay chân quần áo lúc nào cũng lấm lem màu. Các bạn liên tục phải vượt qua các kì đào tạo về tâm lý học, design thinking, art project, kỹ năng mềm, các khóa chuyên môn một cách khắc nghiệt. Có những khi phải về muộn đến tận 9h, 10h tối. Tại sao chúng ta phải vất vả như vậy? Vì chỉ có lao động nghiêm túc mới giúp chúng ta trưởng thành.
Mong các bạn hiểu, trước khi trở thành một người nghệ sĩ hay một người làm thực hành giáo dục để nói về sáng tạo, chúng ta phải có ý thức của một người lao động. Và khi là một người lao động, ý thức về nghề nghiệp và sự chuyên nghiệp khi làm việc phải được đặt lên hàng đầu trước các yếu tố về sáng tạo, về chuyên môn hay kỹ năng thực hành.
Thuý Nga (giới thiệu)
Bà Hillary Clinton viết thư an ủi bé 8 tuổi vì không được bầu làm lớp trưởng
Cô bé Martha Kennedy Morales, 8 tuổi đã có một bất ngờ lớn khi nhận được bức thư an ủi từ bà Hillary Clinton sau khi Martha không được bầu vào chức lớp trưởng.
Vị Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và gần 500 bức thư gửi vợ
Di sản tinh thần quý báu của gia đình ông là 500 bức thư, chan chứ tính yêu thương vợ chồng và cách nuôi dạy con cái.
Bức thư gửi thầy cô giáo cũ sau gần 20 năm gặp lại
Bức thư của cô giáo trẻ Nguyễn Thị Huyền (SN 1984, Giáo viên dạy Văn tại Kỳ Sơn, Nghệ An) gửi tới thầy cô cũ sau gần 20 năm gặp lại gây xúc động.
Đề thi thử THPT trích bức thư "người bình thường nhưng tử tế" từng gây bão
Đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi thử THPT quốc gia của Sở GD-ĐT Bà Rịa- Vũng Tàu đặt câu hỏi trích trong bức thư "Người bình thường tử tế" của cô giáo Nguyễn Minh Ngọc, TP.HCM.
Xúc động với bức thư gửi ba của học sinh lớp 12
Trong lễ tổng kết năm học, lễ tri ân và trưởng thành của trường THCS-THPT Bác Ái, TP.HCM, em Nguyễn Thúy Linh, học sinh lớp 12 đã có bức thư gửi ba, khiến nhiều người xúc động.
Bức thư xin lỗi thầy cô của nữ sinh giải Nhất môn văn quốc gia
Lời xin lỗi của Trần Thị Thanh Tú – người từng giành giải nhất quốc gia môn Ngữ văn trong lễ tri ân và trưởng thành khiến cả trường bật khóc.