Đời sống người dân ở thủ đô Bình Nhưỡng. Phóng viên Hải An đến thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã ghi lại những hình ảnh hàng ngày của người dân nơi đây.

Tôi thức dậy cùng âm thanh của bài hát ca ngợi lãnh tụ Kim Nhật Thành. Đó là buổi sáng đầu tiên của tôi ở Bình Nhưỡng. Từ phòng ngủ ở tầng 33 của khách sạn, nhìn xuyên qua những lớp mây mù, tôi chỉ thấy những chấm nhỏ li ti đang di chuyển trên mặt đất. Múa hát theo các bài hát ca ngợi lãnh tụ là điều có thể thấy ở bất cứ đâu trên đất nước Triều Tiên. Khi đó, khuôn mặt họ giống nhau đến kỳ lạ, duy nhất một niềm ngưỡng mộ chân thành.

{keywords}
 

Bảy ngày ở Triều Tiên, tôi đã chụp hàng nghìn tấm ảnh, phần lớn trong số đó giống như những chấm nhỏ tôi nhìn thấy từ tầng 33 của khách sạn trong buổi sáng đầu tiên.

{keywords}
Người dân băng qua đại lộ chính ở thành phố Khai Thành tỉnh Hwanghae. Phía xa là tượng đài của 2 vị lãnh tụ đặt trên đồi cao. Khai Thành còn là kinh đô cũ của đất nước Cao Ly, di tích còn sót lại là phế tích cung điện Manwoldae..

 

{keywords}
Hình ảnh của 2 vị lãnh tụ được dựng lên khắp đất nước: Bên trái là dòng chữ: "Đồng chí Chủ tịch Kim Nhật Thành vĩ đại sống mãi cùng chúng ta". Bên phải viết: "Đồng chí Chủ tịch Kim Chính Nhật vĩ đại sống mãi cùng chúng ta". 

 

{keywords}
Học sinh ở tỉnh Nam Pyongan khoác vai nhau đến trường. Nam Pyongan là tỉnh ven biển nổi tiếng với thành phố cảng biển Nampo và đê chắn biển lọc nước dài 8 km (ảnh trên). 

 

{keywords}
Ở khu vực ngoại ô Bình Nhưỡng và các tỉnh khác thì hầu như phương tiện di chuyển chính là xe đạp.

Tôi thích thức dậy sớm và dành ít phút để viết trên giấy góp ý của khách sạn. Hôm đó, nhật ký của tôi bắt đầu bằng cảm giác về sự đối nghịch. Kể cả Yanggakdo, Koryo, khách sạn tôi ở trong những ngày ở Bình Nhưỡng cũng có cái vẻ xa hoa lạc giữa cuộc sống giản đơn mà tôi thấy.

Những phút giây hồi hộp

Cảm giác đó ập vào tôi ngay khi đoàn tàu vừa chạm đến đất Triều Tiên. Nhà ga Triều Tiên cũ, sạch sẽ. Ở đó, họ kiểm tra hộ chiếu rất thủ công. Mỗi toa tàu có 7 người, họ đi từ hai đầu, thu từng quyển hộ chiếu trong yên lặng. Còn chúng tôi như ngừng thở.

Ngoài hộ chiếu, họ kiểm tra rất kỹ mọi ngóc ngách trên tàu, leo lên giường tầng, chui xuống cả gầm giường, đảm bảo không bỏ sót bất cứ một chi tiết nào. Trong cuộc đời mình, tôi đã đi qua những cửa khẩu có cả cảnh sát cầm súng đứng hàng dài như ở dải Gaza, Israel hay Palestine, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác bị soi như thế. Họ yêu cầu tôi mở từng gói hành lý, từng chiếc máy ảnh (ống kính tele trên 200 mm, thiết bị GPS sẽ bị tịch thu ngay lập tức và trả lại khi làm thủ tục xuất cảnh).

{keywords}
Một trạm nhà ga trên đường từ biên giới Đan Đông về thủ đô Bình Nhưỡng. Dòng chữ bên trái: "Nhà lãnh đạo Kim Jong Un vạn tuế". Dòng chữ bên phải: "Triều Tiên một chế độ vinh quang vạn tuế".

Nhưng sự căng thẳng của chúng tôi mới chỉ bắt đầu, một tờ rơi chương trình du lịch Đan Đông bằng tiếng Trung Quốc rơi ra từ hành lý của người bạn đi cùng. Người sĩ quan kiểm tra thay đổi thái độ, khuôn mặt lộ vẻ nghiêm trọng. Ngay lập tức, tờ rơi bị tịch thu. Chúng tôi phải mở hành lý để kiểm tra một lần nữa, lật từng túi nhỏ, xới tung cả quần áo. Hai người chúng tôi chỉ biết đưa mắt nhìn nhau, lòng thầm chuẩn bị những rắc rối có thể xảy đến.

May mắn là sau khoảng 30 phút, người sĩ quan quay lại trả tờ rơi. Vẻ mặt ông ta có vẻ giãn ra đôi chút. Không camera, không bất cứ máy móc dò tìm nhưng chẳng có gì qua mắt được họ. Chỉ một nghi ngờ nhỏ, họ có thể dành cả giờ đồng hồ để kiểm tra và nếu bị phát hiện, đó có thể là một rắc rối lớn.

{keywords}
Những bảng lớn đặt bên đường ray với nội dung ca ngợi 2 nhà lãnh đạo đất nước Triều Tiên.

 

{keywords}
Những trạm gác dọc đường với dòng chữ lớn Khu vực quân sự.

Đất nước luôn sẵn sàng mọi tình huống

Triều Tiên mang không khí của thời chiến, như thể chiến tranh sẽ đến bất cứ lúc nào. Tôi chưa từng có cơ hội nói chuyện với những người dân thường về nguy cơ chiến tranh trên đất nước họ.

Bình Nhưỡng được bảo vệ như một pháo đài bất khả xâm phạm. Mọi hướng đi ra khỏi thủ đô đều có các trạm kiểm tra an ninh lớn, có lính vũ trang bồng súng đứng gác. Giờ giới nghiêm là 18h, khi đó, ngay cả người Triều Tiên cũng không được phép vào thủ đô. Người dân Bình Nhưỡng đi ra ngoại ô về muộn buộc phải trình giấy tờ chứng minh đang sinh sống trong thành phố mới được vào.

Người Triều Tiên, có lẽ, đã được đặt trong tâm thế sẵn sàng cho chiến tranh.

{keywords}
Một chiếc xe quân đội khá cũ kỹ di chuyển qua vùng quê Sukchon khi đang vào mùa lúa chính.  Ở Triều Tiên xe quân đội có biển số màu đen.

 

{keywords}
 Người lính đi xe máy chờ trước rào chắn khi xe lửa chạy qua. Xe máy cũng có một số ít ở các tỉnh khác ở Triều Tiên nhưng thường chỉ có quân đội mới sử dụng (ảnh trái). Hai người phụ nữ chạy ngang qua tấm bảng có dòng chữ "Độc nhất vô nhị" trên đường phố Wonsan (ảnh phải).

Bàn Môn Điếm

Vùng biên giới Bàn Môn Điếm (DMZ) còn khó khăn hơn, đặt chân vào đó như đi vào vùng chiến sự. Trước khi đi, hướng dẫn viên dặn rất kỹ phải cẩn thận mọi thứ, tuyệt đối không được chụp ảnh. Chốt an ninh nhiều hơn, kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Quãng đường 180 km nhưng tới 3 chốt lớn và hàng chục chốt nhỏ. Ở các chốt lớn đều có camera ghi hình. Điểm dừng cho du khách cách xa khu dân cư, việc tiếp xúc với người dân hoàn toàn bị cấm.

Bàn Môn Điếm, vùng đất cuối cùng của thời kỳ chiến tranh lạnh còn tồn tại, được mệnh danh là khu vực nguy hiểm nhất thế giới. Ở đó, những người lính ôm súng ống đứng gác như tượng và những cánh cổng lạnh lẽo. Khách du lịch cũng xếp thành hai hàng, lần lượt bước vào trong im lặng. Thật khó tưởng tượng cái không khí yên tĩnh này lại ẩn chứa nguy cơ chiến tranh, nước mắt của người dân hai miền Triều Tiên trong hơn nửa thế kỷ qua.

{keywords}
Cổng vào một doanh trại quân đội ở Kumgang với tấm bảng có nội dung kêu gọi siêng năng tập thể dục thể thao để phát huy sức mạnh.

 

{keywords}
Hầm xuyên núi Rye Sung, ở Triều Tiên có hàng nghìn đường hầm xuyên núi. Hầm ngắn thì dài chừng 200 m, hầm dài lên đến 5 km hoặc hơn. Ở 2 đầu tất cả các hầm đều có lính gác, ghi chép lại thông tin xe chạy qua.

 

{keywords}
Căn phòng nơi họp bàn đàm phán đình chiến giữa lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ năm 1951-1953.

 

{keywords}
Anh Kang Myung Seon, người lính phụ trách hướng dẫn đoàn, cho biết khu vực này ngày 19/7/1972 lãnh đạo Kim Jong Il (Kim Chính Nhật) đã đến, sau đó ngày 3/3/2012 sĩ quan cao cấp Kim Jong Un cũng ghé thăm. Theo lời Kang Myung Seon đây là một địa điểm lịch sử, cần bảo vệ và quản lý tốt để còn được giữ cho con cháu đời sau.

 

{keywords}
Căn phòng trưng bày lá cờ Liên Hiệp Quốc cùng 2 văn bản được đặt trong lồng kính  (trái). 

 

{keywords}

Kang Myung Seon, người lính phụ trách đoàn chúng tôi, đang giới thiệu về lịch sử Bàn Môn Điếm, phía sau lưng anh là tòa nhà nằm trên biên giới liên Triều. 3 tòa nhà màu xanh do Mỹ quản lý, 2 tòa nhà màu trắng 2 bên do Triều Tiên quản lý, khi có khách từ phía Triều Tiên tham quan, lính Mỹ sẽ rút vào trong tòa nhà và ngược lại.

Khi biết tôi và người bạn đi cùng là người Việt Nam, người lính đi theo tỏ vẻ cởi mở hơn. Kang Myung Seon hỏi tôi rất nhiều câu hỏi về chiến tranh Việt Nam, về hiệp định Geneve, hỏi về những nơi lưu giữ các chứng tích chiến tranh ở Việt Nam. Dường như Kang có sự liên hệ về một giai đoạn lịch sử ở Việt Nam. Tôi nói ở Việt Nam có bảo tàng chứng tích chiến tranh, có di tích cầu Hiền Lương ở Vĩ tuyến 17.

Đó cũng là dịp hiếm hoi người lính này chụp ảnh với khách du lịch. “Trước giờ tôi không chụp ảnh với khách nhưng tôi rất quý người Việt Nam”, Kang nói và vui vẻ chụp ảnh cùng. Anh còn viết tên mình lên bức ảnh chụp chung để làm kỷ niệm. Bức hình đó được chụp tại toà nhà nơi ký hiệp định đình chiến giữa Mỹ và Triều Tiên. Đó cũng là nơi duy nhất du khách được phép chụp ảnh khi đến thăm DMZ.

Những khoảnh khắc ấn tượng mãi ở lại Triều Tiên
 
Tôi đã không thể hình dung được việc chụp ảnh bị kiểm duyệt gắt gao như thế cho đến khi đến Triều Tiên. Với một người mê nhiếp ảnh như tôi, việc thích nghi với sự ngột ngạt này quả thật khó khăn.

Tôi thoả thuận với Kim, cô hướng dẫn viên xinh đẹp của đoàn, tôi được phép chụp ảnh nhưng lúc nào chụp xong, tôi sẽ đưa máy cho Kim kiểm tra. Vì thế, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, Kim lại yêu cầu tôi đưa máy cho cô.

{keywords}
Hai đứa trẻ nhìn đoàn tàu chạy qua gần nhà ga Sukchon. Việc ngắm những đoàn tàu chạy qua là niềm vui hàng ngày của những đứa trẻ sống ở vùng quê.

 

{keywords}
Công nhân đang sửa chữa đường, đoạn giáp đường sắt ở Kwaksan (Pyongsan).

Kim đặt cho tôi biệt danh là “cameraman” và “shooting man”. Cô nói: “Anh chỉ biết chụp ảnh chứ chẳng galant với con gái tý nào”. Tôi đành cười trừ, biết làm sao được, đây có thể là cơ hội chụp ảnh Triều Tiên duy nhất trong đời tôi.

Dù vậy, có rất nhiều khoảnh khắc ấn tượng mãi mãi ở lại Triều Tiên.

(Theo Zing)