{keywords}
Điện mặt trời mái nhà đang thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhờ giá bán điện hấp dẫn

Thời gian qua, thông tin về các hộ dân lắp điện mặt trời mái nhà nhưng không được Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) ký kết hợp đồng mua bán điện đã khiến nhiều người tỏ ra hoang mang. Thực tế, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở nước ta đã có, được cụ thể hóa bằng Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, nhưng đang có cách hiểu chưa đồng nhất trong văn bản này giữa người dân và bên mua điện. 

Để làm rõ hơn các vấn đề này, trước khi quyết định lắp đặt điện mặt trời áp mái, người dân là các hộ gia đình nhỏ lẻ cần hết sức lưu ý những vấn đề sau.

Điện mặt trời mái nhà là gì?

Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, công trình xây dựng được tính là điện mặt trời khi lắp đặt trên mái nhà và có công suất không quá 1 MW (1.000 kW, đây là công suất thực). Ngoài khái niệm này, những công trình khác được xem là điện mặt trời nối lưới hoặc điện mặt trời mặt đất và được tính giá thu mua khác. 

Vướng mắc hiện nay nằm ở chỗ, định nghĩa thế nào là công trình xây dựng, định nghĩa mái nhà là như thế nào, các công trình điện mặt trời mái nhà có công suất dưới 1 MW nhưng của cùng một chủ đầu tư, dẫn tới tổng công suất lớn hơn 1 MW sẽ phải xử lý ra sao. 

{keywords}
Biểu giá mua điện mặt trời mái nhà hiện nay, hợp đồng trong 20 năm

Tuy nhiên, nếu không đầu tư điện mặt trời mái nhà số lượng lớn vì mục đích kinh doanh, bán lại điện kiếm lời, người dân có thể hoàn toàn yên tâm. Các vướng mắc liên quan đến thủ tục, giấy tờ đều đang được các bên liên quan chủ động tháo gỡ. 

Phần chưa rõ ràng về định nghĩa cũng đã được EVN ra văn bản đề nghị Bộ Công Thương sớm đưa ra hướng giải quyết trên tinh thần phát huy nguồn lực của người dân trong việc phát triển năng lượng tái tạo, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Ai nên đầu tư?

Điện mặt trời trước hết là năng lượng tận dụng ánh nắng mặt trời ban ngày. Do đó, yếu tố thời tiết (mây mù, mưa gió, các mùa trong năm) hay các điều kiện thiên tai, thời tiết dị thường cần phải được tính đến trước khi lắp đặt. 

Điện mặt trời mái nhà do đó cần tính đến cả phương án đấu nối với nguồn điện lưới quốc gia như thế nào. Trường hợp phải dùng ắc-quy để tích trữ điện cũng cần tính đến phương án tuổi thọ, đề phòng cháy nổ. 

Từ những câu hỏi này, có thể thấy điện mặt trời mái nhà rất phù hợp ở các địa phương có nắng nóng gay gắt và thời tiết ít biến động bất thường. Thực tế cho thấy các khu vực tỉnh thành phía Nam có sự đầu tư vào điện mặt trời cũng cao hơn miền Bắc. 

Các hộ gia đình, hộ kinh doanh sử dụng điện nhiều vào ban ngày cũng là đối tượng đầu tư vào điện mặt trời mái nhà thích hợp hơn cả. 

Tính đến giữa tháng 09/2020, cả nước đã có hơn 50.000 dự án điện mặt trời, đạt công suất lắp đặt 1.277 MWp, sản lượng thực tế phát lên lưới điện là 612.228 MWh, giúp giảm phát thải 558.964 tấn khí CO₂. 

Tiềm năng của sự phát triển này vẫn còn là rất lớn khi Ngân hàng Thế giới dự đoán con số là 13.000-15.000 MWp còn các chuyên gia nhận định điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam có thể đạt con số khả thi là 5.000-6.000 MWp.

Lưu ý những gì?

Trước hết, người dân cần lưu ý rằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà để giảm áp lực cho ngành điện, không phải cho mục đích kinh doanh bởi điện là mặt hàng đặc thù khó lưu trữ, tốn kém trong việc thiết lập đường dây truyền tải điện. Mặt hàng điện mặt trời càng đặc thù hơn nữa vì nó có tính phụ thuộc vào ánh sáng và môi trường, điều kiện thời tiết như đã nói ở trên...

Bước tiếp theo, hộ gia đình cần tính toán số điện tiêu thụ trong một năm để từ đó tính ra công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Trung bình, một hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ nhiều là khoảng 8.000 kW/năm (khoảng 660 số điện/tháng). 

Hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất tối đa 1 kWp, nghĩa là nó tạo ra tối đa 1W điện mỗi giờ có nắng. Trong khi đó, số giờ nắng ở nước ta là khoảng 4,7 giờ/ngày, tương đương 1715,5 giờ/năm.

Nhưng con số nêu trên là công suất tối đa, công suất thực tế của hệ thống điện mặt trời mái nhà chỉ đạt khoảng 80%. Như vậy, trong một năm, sản lượng điện tạo ra từ hệ thống này sẽ chỉ khoảng 1372,4 kW. 

{keywords}

Vậy một hộ gia đình bình thường như đã nói ở trên sẽ phải sử dụng hệ thống có công suất tối đa là 6 kWp (6.000 Wp). Các tấm pin năng lượng mặt trời hiện có kích thước khoảng 2m² cho ra công suất từ 300-400Wp, vậy 6 kWp cần một diện tích mái nhà khoảng 30m².

Suất đầu tư cho 1 kWp hiện nay rơi vào khoảng từ 14-17 triệu đồng, tương đối hấp dẫn so với thời điểm một vài năm trước. Trong khi đó, tuổi thọ của tấm pin năng lượng mặt trời có thể lên tới 20 năm, trung bình trên 10 năm và thời gian hoàn vốn từ 4-7 năm tùy điều kiện thời tiết, vùng miền ở các địa phương. 

Để tìm hiểu rõ hơn về điều kiện lắp đặt ở từng vùng, người dân nên chủ động tìm hiểu website điện lực, chính sách quản lý xây dựng, đất đai ở từng địa phương, các nhà thầu thi công lắp đặt điện mặt trời mái nhà được khuyến nghị. Hiện tại, EVN đã cho ra mắt nền tảng EVNSolar với thông tin khá chi tiết để kết nối giữa chủ mái nhà, nhà thầu và bên mua điện, giúp người dân nắm được thông tin chính xác trước khi đi đến quyết định đầu tư. 

Có thể nói, điện mặt trời mái nhà đang là một dự án đầy tiềm năng và hấp dẫn ở thời điểm này. Không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho từng hộ gia đình, điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung sẽ giúp giảm phát thải khí CO₂. Qua đó, nó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cam kết của Việt Nam về thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Phương Nguyễn

Thẻ căn cước công dân có gắn chip bảo mật thông tin cá nhân thế nào?

Thẻ căn cước công dân có gắn chip bảo mật thông tin cá nhân thế nào?

Bộ Công an cho biết, khi đề xuất sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử, Bộ đã xây dựng phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip.