Hầu hết các bình hỏa táng ở Singapore có chức năng để chứa hài cốt hỏa táng. Nhưng một dự án mới có tên HappyUrns hy vọng sẽ thay đổi điều đó bằng cách biến những chiếc bình đựng tro cốt thành “một phần của cuộc trò chuyện”, nhằm khuyến khích đối thoại và nâng cao nhận thức về những vấn đề cuối đời của người già.
Nhóm dự án đặt mục tiêu chọn chiếc bình - thường được coi là biểu tượng của cái chết - và biến nó thành vật kỷ niệm cuộc đời của một người.
HappyUrns được quản lý bởi Lien Foundation and Ang Chin Moh Foundation, phối hợp với nhóm Sáng tạo Thiết kế từ Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore (SUTD).
Làm việc với 7 cư dân lớn tuổi của St Joseph’s Home, HappyUrns đã tạo ra các bình tro cốt của riêng mỗi người để phản ánh họ là ai và họ muốn được mọi người nhớ đến như thế nào.
Dự án bắt đầu vào năm 2019, trong đó các nhà thiết kế làm quen với người già - cố gắng hiểu những câu chuyện, tính cách của mỗi người và thứ họ quan tâm.
Sau đó, các nhà thiết kế làm việc với các nhà làm gốm để tạo ra những chiếc bình đại diện cho mỗi cá nhân và là một lời nhắc nhở trân trọng dành cho những người thân yêu của họ khi họ qua đời.
Dự án ban đầu chỉ định kéo dài 6 tháng đã bị trì hoãn 5 lần do các đợt giãn cách vì Covid-19, nhưng rồi cuối cùng cũng đã được hoàn thành vào ngày 6/12/2021.
Những chiếc bình cũng là một phần của triển lãm ảo mang tên “Residents’ Urns”, trên trang web của HappyUrn - mỗi chiếc bình đi kèm với câu chuyện của mỗi người.
Bà Mary Tan là một người có tính cách nhanh nhẹn và là giáo viên dạy nhạc khi còn trẻ. Bà rất đam mê âm nhạc và thể thao. Các hoạt động yêu thích của bà bao gồm bóng bàn, bơi lội, đạp xe và đánh cầu lông.
Qua nhiều cuộc trao đổi, cuối cùng, bà đã chọn một thiết kế hình viên sỏi với hoa văn gợn sóng.
Còn với bà Celine, 84 tuổi, một giáo viên người Trung Quốc dạy tiểu học trong 30 năm, việc hướng dẫn các sinh viên trẻ, biến họ từ những cậu bé nổi loạn thành những thanh niên có trách nhiệm là một niềm hạnh phúc. Bà tin tưởng sâu sắc vào sự chấp nhận của Chúa đối với mọi người. Trong cuộc sống cá nhân, tình yêu của Madam Yeo dành cho 3 con trai luôn thể hiện rất rõ.
Bà đã chọn một thiết kế có hình ảnh 3 thiên thần đang ôm trái tim.
Một năm sau, nguyên mẫu hoàn chỉnh hơn đã được gửi tới cho bà.
Hình dạng, màu sắc và thiết kế của chiếc bình phù hợp với sở thích của bà, nhưng vẫn còn một số thứ cần phải hoàn thiện.
Nhưng thật không may, bà Celine không bao giờ được nhìn thấy chiếc bình hoàn thiện. Bà mất vào tháng 9/2021. Tro cốt của bà được đưa vào bình vào ngày 28/10/2021 tại nhà thờ lớn ở Nhà thờ St Teresa, Kampong Bahru.
Ông Philip Lauchengco, 69 tuổi thì nói: “Tôi muốn một kim tự tháp cao để tro của tôi có thể đựng vừa trong đó”.
Ngay từ đầu, cựu nhân viên an ninh này đã biết rằng ông muốn một hũ tro thật khác biệt.
Luôn say mê kim tự tháp và biển cả, các thiết kế ban đầu của ông Lauchengco tập trung vào việc kết hợp kim tự tháp và các họa tiết biển. Tuy nhiên, cuối cùng, một thiết kế kim tự tháp đơn giản đã được chọn.
Chiếc bình của ông Lauchengco là chiếc duy nhất trong số 7 thiết kế được dành riêng cho việc chôn cất trên biển. Và vì vậy, nó là chiếc duy nhất được làm bằng đất sét chưa nung để có thể hòa tan sau khi được thả xuống biển.
Ông Lauchengco thường hồi tưởng về những bờ biển cũ của Singapore trước khi đất đai được khai hoang tại Beach Road. Ông có những kỷ niệm đẹp về biển, nơi ông đã dành nhiều thời gian bơi lội. Những lần cận kề cái chết khi ra khơi cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời ông.
Ngoài 35 năm làm nhân viên an ninh, ông còn làm việc trong các khách sạn với công việc phục vụ phòng, nơi ông rất thích giao lưu với khách lưu trú. Ông Lauchengco cũng làm nghề lái thuyền, chở khách du lịch đi khắp Singapore.
Đăng Dương (Theo The Strait Times)
"Bà ấy luôn cáu kỉnh", Yu Inoue tự thú đã giết chính mẹ ruột của mình vào khuya 23/12/2021 tại đồn cảnh sát ở Kita, Sapporo, miền Bắc Nhật Bản, theo South China Morning Post.