Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIRP) vừa công bố báo cáo “Xu hướng dịch chuyển vũ khí quốc tế” trong đó tổng hợp những quốc gia đứng đầu về hoạt động xuất nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2003-2007 và 2008-2012.
Dưới đây là danh sách 10 cường quốc nhập khẩu vũ khí hàng đầu của thế giới.
10. Vương Quốc Anh
Từ giai đoạn 2003-2007 đến 2008-2012, Anh tăng lượng nhập khẩu vũ khí lên 18%. Mỹ trở thành nhà cung ứng lớn nhất của nước này khi chiếm tới 70% sản lượng trong khi các quốc gia thành viên EU chỉ chiếm 27%.
41% khối lượng vũ khí nhập khẩu của Anh là tên lửa. Nước này cũng đang lên kế hoạch bán lượng vũ khí thừa cho Trung Á và Afghanistan.
9. Venezuela
Venezuela trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất trong khu vực Nam Mỹ. Để tiến hành công cuộc hiện đại hóa quân sự, nước này đã mua một số lượng vũ khí tương đối lớn từ Nga (66%), Tây Ban Nha (12%) và Trung Quốc (12%) với các dòng sản phẩm như phương tiện chống đạn BMP-3 và BTR-80, hệ thống tên lửa S-125 Pechora-2M, xe tăng T-72, súng tự động 2S23 Nona-SVK.
8. Ma Rốc
Từ 2008 đến 2012, Ma Rốc đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16C từ Mỹ, 27 chiếc MF-2000 từ Pháp và 3 tàu chiến SIGMA từ Hà Lan, 54 xe tăng Type-90-2 từ Trung Quốc.
7. Ả Rập Xê Út
Ả Rập Xê Út là một trong những quốc gia có lực lượng vũ trang dày đặc nhất thế giới. Theo dự báo trong khoảng 2013-2017, nước này sẽ lọt vào Top 5 các nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Phần lớn vũ khí quân sự của họ được nhập từ châu Âu và Bắc Mỹ với các dòng sản phẩm như 48 máy bay chiến đấu Typhoon (Anh), 152 máy bay F-15SA (Mỹ), các phương tiện chống đạn (Canada, Pháp, Mỹ, Đức).
6. Algeria
Từ giai đoạn 2003-2007 đến 2008-2012, nhập khẩu vũ khí của Algeria đã tăng đến 277%, leo lên vị trí thứ 6 từ vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng.
99% lượng vũ khí của nước này được nhập từ Nga bao gồm máy bay chiến đấu Su-30MKA, tàu ngầm Project-636, hệ thống tên lửa tầm xa S-300PMU-2 và xe tăng T90S. Ngoài ra, Algeria cũng nhập tàu chiến MEKO-A200 từ Đức và F-22A từ Trung Quốc.
5. Singapore
Singapore trở thành cường quốc lớn thứ 5 thế giới về sức mua vũ khí từ 2008 đến 2012 khi chiếm 4% giá trị nhập khẩu toàn cầu. Sở hữu số dân khiếm tốn (hơn 5 triệu) nhưng do tình hình căng thẳng an ninh trên khu vực Biển Đông nên Singapore coi trọng đầu tư cho hệ thống quốc phòng. 43% lượng vũ khí của nước này được mua từ Mỹ.
Bộ Quốc Phòng Singapore được nhận ngân sách khủng (6% GDP) để hoàn thành sứ mệnh an ninh quốc gia.
4. Hàn Quốc
Giá trị nhập khẩu vũ khí của Hàn Quốc chiếm 5% toàn cầu trong giai đoạn 2008-2012. Tuy nhiên, họ không mua không có vũ khí hóa học, hạt nhân hay vũ khí khí hủy giệt hàng loạt. Giá trị nhập khẩu từ Mỹ của nước này chiến 77% trong khi Đức chiếm 15% và Pháp 5%.
3. Pakistan
Láng giếng của Ấn Độ, Pakistan trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới khi số lượng đặt hàng máy bay chiến đấu như 50 JF-17s từ Trung Quốc hay China và 30 F-16s luôn ở mức “ổn định”. Pakistan vẫn là khách hàng lớn nhất của vũ khí Trung Quốc. Họ dự định sẽ thực hiện đơn đặt hàng lớn từ Trung Quốc các dòng sản phẩm như máy bay chiến đấu, tàu ngầm và tàu chiến.
2. Trung Quốc
Trong giai đoạn 2003-2007, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Nhưng từ vào 2008-2012, họ đã nhường lại vị trí này cho Ấn Độ sau khi sức mua giảm 47%.
Mới đây, Trung Quốc đã ngoạn mục leo lên Top 5 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Họ đã cho ra đời những thế hệ máy bay chiến đầu đầu tiên mang thương hiệu Trung Quốc như J10 và J11. Việc tự sản xuất vũ khí cho thấy, giờ đây Trung Quốc sẽ giảm dần mức độ phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2012, nước này mua đến 55 trực thăng Mi-17 của Nga.
1. Ấn Độ
Ấn Độ đứng đầu danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn 2008- 2012, giá trị nhập khẩu vũ khí của nước này tăng 59% so với giai đoạn 2003-2007 và cao hơn Trung Quốc 109%. Ấn Độ đã nhập hơn 100 máy bay chiến đấu Su-30MKI của Nga, 3 máy bay cảnh báo sớm A-50EhI, tàu ngầm hạt nhân và cả máy bay chống tàu ngầm P-8I của Mỹ.
HungNinh (Theo Therichest)