- Trong và sau phiên toà xét xử bị cáo Lê Văn Luyện ngày 10,11/1 vừa qua, đã có những câu nói đặc biệt của chủ toạ, luật sư, người nhà bị hại và chính bị cáo...
Lê Văn Luyện nhận mức án 18 năm tù
HĐXX đã tuyên phạt bị báo Lê Văn
Luyện 18 năm tù cho tội giết người, 18 năm tù cho tội cướp của và 9 tháng tù vì
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tại sản. Tổng hợp hình phạt cho 3 tội là 18
năm tù.
|
Luật sư Phạm Văn Huỳnh (bảo vệ quyền lợi cho bên bị hại): Kẻ thủ ác đã không tha mạng cho đứa trẻ. Luyện đã chuẩn bị tâm lý đầy đủ trước khi thực hiện hành vi phạm tội.
Vụ án còn nhiều điểm mâu thuẫn mà cơ quan điều tra và VKS chưa làm rõ. Đề nghị trả hồ sơ điều tra lại!
Đồng quan điểm này, đại diện gia đình bị hại nói: Hoàn toàn bác bỏ luận tội của VKS, đề nghị dừng tòa để điều tra lại, có những điều bảo vệ Luyện một cách vô lý
Luật sư Trần Chí Thanh (bảo vệ quyền lợi cho bên bị hại):
Cáo trạng mà VKS đưa ra mới đúng một phần thôi chứ chưa đủ. Luật sư chúng tôi nhiều lần đăng ký nghiên cứu hồ sơ nhưng đều nhận được câu trả lời của VKS là... bận.
Mặc dù HĐXX đã đặt các câu hỏi đối với bị cáo Hồng nhưng bị cáo không thành khẩn khi trả lời các câu hỏi để làm rõ việc bị cáo Hồng có hay không biết trước việc Luyện phạm tội?
Phiên xử Lê Văn Luyện: Nước mắt và phẫn uất
Trong khi đại diện VKS đọc bản cáo
trạng, Lê Văn Luyện cúi gằm mặt xuống. Có lẽ, hắn không bao giờ nghĩ một
ngày, mình lại ra tay tàn sát cả gia đình tiệm vàng Ngọc Bích một cách
tàn ác như vậy.
|
Vậy có hay không việc bị cáo Hồng giúp sức cho Luyện? Vì Luyện từng khai có người giúp soi đèn bin khi trèo vào tiệm vàng...
Bị cáo đã dùng đèn pin soi khắp các tủ vàng, khi đó mới phát hiện ra camera. Nhưng tại tòa, bị cáo Luyện khai xuống tầng 1 khi chuông báo động kêu bị cáo mới tắt cầu dao. Điều này là mâu thuẫn!
Có điều này, có khả năng một người đóng, một người bật cầu dao khi chuông báo động kêu, bị cáo định bỏ chạy nhưng bị nạn nhân phát hiện mới quay ra giết rồi xuống cướp vàng.
Ở đây cùng một đối tượng trong
nhóm như lời khai cháu Bích khẳng định là có căn cứ.
Việc đột nhập và cậy nhà bằng cửa lan can tầng 3 phải thông thạo bên trong, biết
chỗ ngắt điện.
Bị cáo Luyện là thanh niên nông thôn, đi làm thợ xây mà biết cắt cầu dao diện, cắt dây hệ thống báo động là vô lý.
Cáo trạng nêu rõ thời điểm nào trong ngày xảy ra vụ án nên khi sự việc xảy ra sau đó đã loan tin xa.
Khi bị cáo Hồng đón Luyện, trong trường hợp này Hồng hẹn đón Luyện không có sự minh bạch! Luẩn quẩn và không làm rõ được.
Bị cáo Luyện gây án xong rất bình tĩnh, không tẩu thoát ngay mà trốn ra ngoài đường, đứng chờ Hồng đến đón. Bình tĩnh đến trạm xá khâu vết thương.
Phải chăng bản cáo trạng không
làm rõ được việc bị cáo Luyện có sự giúp sức?
Bí ẩn 'túi vàng' trong vụ án Lê Văn Luyện
Trong phiên xử Lê Văn Luyện ngày 10/1, phía gia đình bị hại
và cả luật sư của gia đình bị hại đã đề cập đến việc gia đình nạn nhân
bị mất một cái túi màu xám mà họ cho rằng bên trong có đựng nhiều tiền,
vàng.
|
Cáo trạng không nêu việc bị cáo Luyện lắp sim rồi gọi điện cho Hồng đến đón. Tại thời điểm này trời đã sáng rõ, theo lời khai của cháu Bích, cháu dậy thấy nhà mất điện rồi đi học luôn.
Khi bị chém đứt bàn tay, đã gọi đến 113, được hướng dẫn gọi đến công an huyện, rồi sau đó nhận được điện thoại của người thân nên đã báo cho người thân biết.
Tại sao Luyện có thể một mình lọt vào nhà nạn nhân thực hiện hành vi phạm tội bài bản như vậy? Sao lại coi lời khai của cháu Bích là trẻ con? Có tính hoang tưởng? Trong khi Luyện cũng dưới 18 tuổi.
Vậy nên coi lời khai của trẻ con nào hơn? Việc Luyện sau một thời gian vật lộn đánh nhau với nạn nhân vẫn đủ bình tĩnh bước qua xác nạn nhân, lấy ba lô xếp hung khí, vào nhà vệ sinh quấn vết thương ra tủ bàn lấy kéo đập vô tủ vàng và lấy vàng...
Như vậy Luyện đã được chuẩn bị tâm ý và tinh thần. Vậy có ai giúp sức cho Luyện?
Việc này bản cáo trạng chưa nhắc đến. Nếu tâm lý một tội phạm sau khi phạm tội sẽ hoang mang, thay đổi. Trong khi Luyện bình tĩnh, tự tin, béo tốt như ngày hôm nay.
Chính vì còn nhiều điều nghi ngờ nên mong cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm hiện trường.
Thế nhưng lại giấu kín gia đình bị hại và các luật sư. Việc cơ quan điều tra tổ chức thực hiện nghiệm trường là hoạt động trong tố tụng cần có người tham gia chứng kiến...
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, việc LS không được thông tin về việc tổ chức thực nghiệm hiện trường là thiệt thòi cho gia đình nạn nhân.
Nếu để Luyện trực tiếp diễn lại thì khách quan hơn khả năng người đóng thế và người làm thật.
Chắc chắn có sự không đồng thuận với nhau. Nếu như Luyện được sự giúp sức của người khác như vậy, dùng người đóng thế không thể chính xác được.
Việc một mình Luyện gây án mà chị Chín lại không kêu cứu là vô lý! Vào lúc mờ sáng, người dân xung quanh không ai nghe tiếng kêu cứu. Cháu Bích khai thấy có hai người đầu xanh đầu đỏ, lúc đó trời đã sáng...
Liệu ngoài bị cáo ra còn có ai giúp sức đồng phạm với Luyện?
Đại diện VKS: "Chúng tôi nhận thấy lời khai của bị cáo là có căn cứ! Chúng tôi khẳng định cơ quan điều tra đã làm đúng các quy định của pháp luật. Như vậy, có đủ căn cứ truy tố các bị cáo như bản cáo trạng đã nêu".
Nụ cười khó hiểu của Lê Văn Luyện tại toà
Phải đối diện với nỗi uất
hận của gia đình nạn nhân vì tội ác mà mình đã gây ra nhưng trong phiên tòa
người ta vẫn bắt gặp nụ cười tươi rói của tên sát nhân.
|
Ông Trịnh Văn Tín (bố đẻ nạn nhân Trịnh Thành Ngọc): "Cháu Bích nhìn thấy hai thanh niên trẻ, mặt trắng trẻo. Tòa nên tránh để tội phạm lọt lưới. Phải tôn trọng ý kiến hai bên. Nghe lời khai của Luyện cũng phải nghe lời khai của cháu Bích...".
Ông Thân Quốc Hùng (chủ toạ phiên toà):
Xét xử thì đều phải căn cứ vào
những quy định của pháp luật, nhưng nên triển khai mềm mỏng, linh hoạt để giảm
bức xúc từ phía gia đình bị hại. Nhưng dù có vận dụng mềm mỏng linh hoạt thì mọi
việc vẫn phải nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Trong vụ án này gia
đình bị hại có rất nhiều yêu cầu.
Tuy nhiên, những yêu cầu đó nằm quá quy định của pháp luật nên Tòa không thể chấp nhận được. Cụ thể trong phiên xử bị cáo Luyện, Luyện gây tội ác khi chưa đủ 18 tuổi và theo quy định của pháp luật thì không thể tử hình bị cáo được.
Thế nên, cho dù gia đình bị hại yêu cầu tòa xử tử hình bị cáo Luyện thì HĐXX cũng không thể làm khác quy định của pháp luật được. Cơ quan thực thi pháp luật thì phải làm theo luật, không thể làm khác.
Trao đổi 'nóng' với chủ tọa phiên tòa xử Luyện
Ngay sau khi phiên xử Lê Văn Luyện kết thúc, PV VietNamNet đã có cuộc
trao đổi với ông Thân Quốc Hùng, Phó Chánh tòa hình sự, TAND tỉnh Bắc
Giang, chủ tọa phiên tòa xử Lê Văn Luyện.
|
Tuyết Nhung - Hoàng Sang (ghi)