Ếch hương (Mẫu Sơn, Lạng Sơn)

{keywords}
Loài ếch này còn có tên gọi là ếch đại gia, ếch vương, ếch công nương sống ở trong các hang đá trên núi cao. Tại các tỉnh miền Bắc, chỉ duy nhất ở Mẫu Sơn (Lạng Sơn) mới tìm thấy loại ếch này. Xưa, ếch hương là đặc sản dùng cống nạp lên vua chúa, chỉ những phần thừa sau đợt cống nạp người dân mới được phép ăn nên người ta còn gọi là ếch tiến vua. Loại ếch này có thịt thơm, béo ngậy, ngọt bùi rất được các vua chúa ngày xưa ưa chuộng, đến nay chúng là đặc sản nức tiếng của người dân Mẫu Sơn. Ảnh: Dân Việt

Dơi ngựa Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội)

{keywords}
Dơi ngựa Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội): Loại dơi này có hai loại là dơi trắng và dơi vàng. So với dơi trắng thì dơi ngựa có lông màu vàng quý hơn hẳn, nó thường được gọi là hoáng dơi và là loại dơi cực kì quý được dùng để tiến vua. Dơi ngựa sống ở trong hang, để bắt được chúng rất kỳ công, bù lại thịt dơi béo núc, mập mạp, ăn miếng nào là tan vào miệng miếng ấy. Ngày nay, vì độ ngon và quý hiếm của món ăn này, mà hầu như dơi ngựa hiếm khi nào xuất hiện trên thị trường mặc dù nó có giá thu mua khá cao (từ 2- 3 triệu/kg).

Cà dầm tương (Phúc Thọ, Hà Nội): 

{keywords}

Theo các cụ cao niên ở làng Phúc Thọ, thời xưa món ăn này đặc sản truyền thống của làng để cung tiến các bậc vua chúa. Cà được chọn muối, phải là loại cà bát trắng bánh tẻ quả to nặng 3-6 lạng mỗi quả. Trước khi dầm tương, cà được rửa sạch, ướp với muối trong 20-25 ngày để ép hết nước. Loại cà này được cho vào dầm tương trong khoảng 3-4 tháng, cà dầm càng lâu vị càng đậm đà, càng ngon.

Hiện nay tại Phúc Thọ vẫn còn khoảng vài hộ còn giữ nghề truyền thống, cà dầm tương ở đây là đặc sản được bán với giá từ 25-50 nghìn đồng/quả tùy trọng lượng.

Rau muống tiến vua Sen Chiểu (Phúc Thọ, Hà Nội)

{keywords}
Từ xưa, rau muống tiến vua ở làng Linh Chiểu (xã Sen Chiểu) đã là sản vật ngon nức tiếng. Đây là giống rau có ngọn to, dài, lá thưa, ăn giòn, ngọt. Tương truyền, người xưa trồng rau muống tiến vua phải rất kỳ công. Những ngọn rau muống mới nhú được luồn vào trong vỏ ốc rỗng (thường là vỏ ốc nhồi). Lúc thu hoạch, rau được ngắt lấy phần ngọn nằm sâu trong vỏ ốc, trắng nõn, xoắn lại, rất đẹp mắt... Hiện nay, giống rau này vẫn được người dân Phúc Thọ duy trì, mở rộng canh tác.

Cá kho làng Vũ Đại (Lý Nhân, Hà Nam)

{keywords}
Để làm ra niêu cá kho ngon, người dân làng Vũ Đại chỉ sử dụng niêu đất để kho và chỉ dùng cá trắm đen có trọng lượng từ 3kg trở lên, thịt săn chắc và thớ cá đẹp. Cá được ướp kĩ, kho bằng củi trong thời gian 12-15 tiếng đồng hồ. Đến khi ra thành phẩm, những khúc cá chắc và có vị ngọt, thơm hài hoà đến độ khó chê vào đâu được. Ngày nay, cá kho làng Vũ Đại không chỉ nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

(Theo Dân trí)