Với sự vận động không ngừng của công nghệ, các startup Việt cũng không thể đứng ngoài cuộc chơi của Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (Big data). 

Nhiều giải pháp đã sớm được đưa ra để giải quyết bài toán giao thông, vận tải ở nước ta. Thậm chí, một số startup đã nhìn thấy tiềm năng then chốt từ nhiều năm trước.

Dù vậy, bài toán về quản lý, vận hành business, tiếp cận khách hàng, xây dựng đối tác, các vòng gọi vốn vẫn luôn khiến không ít các startup gặp khó, thậm chí là lao đao trong bối cảnh hiện nay. 

Những startup sau, tuy nhiên, cho thấy họ vẫn đang kiên trì với con đường đã chọn bất chấp những khó khăn do Covid-19 gây ra. 

Chungxe

Chungxe được giới thiệu là một startup tiên phong trong việc phát triển nền tảng trực tuyến cho thuê và chia sẻ xe tự lái ở Việt Nam. Ý tưởng ra đời Chung xe khởi nguồn vào giữa năm 2017 bởi CEO Hoàng Hồng Minh nhưng gặp khó với bài toán vận hành thực tế bởi chủ xe không chấp nhận rủi ro khi giao xe cho người lạ. 

Vì vậy, Chungxe đã chuyển hướng hợp tác và nhận được sự đầu tư của Đi chung, một startup có 7 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống đi chung xe và cho thuê xe tự lái. 

{keywords}

Các dịch vụ mà Chungxe cung cấp, tuy nhiên, tập trung vào thuê xe đường dài phục vụ cho du lịch dài ngày. Các thông tin mà Chungxe cung cấp cho việc đặt xe là tương đối rõ ràng, từ mức giá theo giờ hoặc theo ngày, đến thông số chi tiết của phương tiện thuê, mức giá phải trả.

Đặc biệt, mức giá này đã bao gồm bảo hiểm vật chất và tai nạn trong suốt quá trình thuê xe. 

Theo giám đốc khối kinh doanh ông Nguyễn Ngọc Huy, web booking Chungxe.vn hiện đã có hơn 4.000 lượt đặt xe thành công sau 2 năm hoạt động mà hầu như không phải gặp sự cố nào.

Loglag Technology

Được thành lập vào năm 2016, Loglag là giải pháp kết nối giữa chủ xe thiếu hàng để vận chuyển và chủ hàng đang đi tìm xe vận chuyển hàng hóa. Có thể nói, Loglag gần giống như Uber hay Grab ở lĩnh vực logistics.

Ở những ngày đầu khi còn chưa hoàn thiện ứng dụng, bản thân founder của Loglag bà Cao Thị Anh Thư đã phải trực tiếp gọi điện cho chủ xe để thương lượng giá cả. Ngày xe chuẩn bị bốc hàng, chị lại phải gọi cho từng tài xế hỏi han lịch trình.

Đến nay, ứng dụng Loglag đã có phiên bản web để đối chiếu công nợ, kiểm tra đơn hàng, phiên bản app trên Android và iOS để đặt chuyến. 

{keywords}

Với giấc mơ chinh phục thị trường vận tải trị giá 11,5 tỷ USD, CEO Anh Thư đặt mục tiêu đến năm 2021 đạt tổng giá trị giao dịch 41 triệu USD, doanh thu 2,85 triệu USD. 

Mặc dù vậy, startup này hiện đang gặp khó vì kế hoạch tăng trưởng bị chững lại do ảnh hưởng của Covid-19. Theo báo cáo mới nhất, doanh thu quý I/2020 của Loglag chỉ bằng ⅓ so với cùng kỳ năm ngoái.

NetLoading

Cũng như Loglag, NetLoading là startup hoạt động trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, ý tưởng ở đây là khai thác hết công suất của xe tải chiều về. Bởi có đến 70% xe tải không có hàng chiều về, khiến chi phí logistic chiếm đến 25% tổng GDP của cả nước, theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải hồi năm 2015. 

{keywords}

Hiện tại, NetLoading đang cung cấp các giải pháp thuê xe chiều về trên web, app và qua số điện thoại hotline. Mục tiêu mà CEO Lê Đình Giáp đặt ra là giúp tiết kiệm 40% cước phí vận chuyển hàng hóa, trong khi chủ xe tăng thêm 20% doanh thu.

Năm 2019, công ty đã kết nối được 8.000 chủ xe, nhận trung bình 4.500 đơn hàng/tháng với mức tăng trưởng doanh thu khoảng 15%/tháng. 

An Vui

An Vui là startup cung cấp nền tảng công nghệ số hóa ngành vận tải hành khách đường dài. Các giải pháp được startup này cung cấp gồm phần mềm quản lý bán vé; ứng dụng đặt vé và thanh toán qua app mobile; ứng dụng kiểm tra vé; hệ thống giám sát hành trình và hệ thống chăm sóc khách hàng.

{keywords}

Với doanh thu toàn ngành khoảng 2,1 tỷ USD mỗi năm, CEO Phan Bá Mạnh kỳ vọng các giải pháp của An Vui sẽ giúp thúc đẩy doanh thu thêm 20-30% cho các nhà xe. Startup này cũng đã nhận được khoản đầu tư không tiết lộ từ quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures hồi năm 2019. 

Dù không tiết lộ doanh thu, An Vui cho biết hiện đã có hơn 100 hãng vận tải hành khách chọn startup này làm đối tác công nghệ.

Carback

Carback là một startup còn rất non trẻ khi vừa mới thành lập vào tháng 10/2019. Ý tưởng khởi nghiệp của Carback là kết nối khách hàng có nhu cầu đi lại với tài xế chở khách trống chiều về có cùng cung đường. Từ đó, khách hàng có thể tiết kiệm từ 30-50% chi phí so với phương thức đặt xe truyền thống. 

{keywords}

Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ đầu năm nay, Carback đã phục vụ được hơn 14.000 chuyến với doanh thu khoảng 5 tỷ đồng, theo báo cáo hồi tháng 5 của startup này. 

Quy mô tăng trưởng của Carback sẽ còn rất rộng mở bởi mỗi ngày Việt Nam có khoảng 59.000 cuốc xe đường dài với 89% chuyến rỗng chiều về, theo thống kê của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

Abivin

Xuất hiện ở Shark Tank mùa 2, Abivin của Phạm Nam Long và Nguyễn Hoàng Anh tham vọng trở thành kỳ lân (unicorn) bằng cách giải bài toán khó định tuyến để giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 30% chi phí logistics.

Phần gọi vốn ấn tượng của cặp vợ chồng này đã đem về 200.000 USD từ Shark Dzung Nguyễn, trước khi họ nhận thêm 1 triệu USD từ cuộc thi World Cup khởi nghiệp tổ chức ở Mỹ năm 2019.

{keywords}

Đây là startup ứng dụng rất sâu các giải pháp công nghệ 4.0 (thuật toán, AI, máy học, Big data) để cung cấp giải pháp quản lý vận tải bằng cách số hóa toàn bộ quy trình giao hàng từ kiểm soát kho, đơn hàng, tối ưu quãng đường, tracking, tạo báo cáo chi tiết. 

Sau 5 năm hoạt động, Abivin đã tham gia vào trên 35 dự án tối ưu hóa chuỗi cung ứng, làm việc ở 4 quốc gia khác nhau với 3 văn phòng ở Hà Nội, TP.HCM và Singapore. Công ty đặt mục tiêu đạt 1 triệu active user (người dùng hoạt động) vào năm 2023 với 320 khách hàng chính. 

Logivan

Cũng cung cấp giải pháp làm đầy xe tải chiều về, Logivan có thể xem là startup đình đám nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải. Được thành lập vào năm 2017 bởi nữ CEO 9x Phạm Khánh Linh, Logivan đã hoàn thành ba vòng gọi vốn trị giá gần 8 triệu USD chỉ sau 2 năm ngắn ngủi.

{keywords}

Với đội ngũ gần 200 nhân sự, mạng lưới 52.000 đầu xe tải, hơn 35.000 chủ hàng tạo ra giá trị vận chuyển gần 14 triệu USD, Logivan được ví như ‘Uber xe tải’ và đang từng bước giải quyết bài toán lãng phí trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam.

Hồi đầu năm nay, CEO Linh Phạm cũng đã được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 under 30, lĩnh vực khởi nghiệp.

Những ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán giao thông đô thị

Những ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán giao thông đô thị

Nhiều startup trên thế giới đang tìm kiếm những giải pháp giảm ùn tắc, cải thiện bộ mặt giao thông đô thị.

Phương Nguyễn