- Một số thói quen thường ngày lại làm những tác nhân có thể khiến bệnh hen suyễn nặng hơn.
Ăn ốc sên
Nhiều bậc phụ huynh đã truyền tai nhau về công dụng điều trị chữa hen suyễn cho con bằng ốc sên. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sỹ, ký sinh trùng angiostrongylus cantonensis trong ốc sên vào cơ thể người sẽ gây hôn mê, phù não, đau đầu, thậm chí là tử vong.
Tắm nắng
Vitamin D có tác dụng kiểm soát tình trạng hen suyễn và nâng cao chức năng phổi, Vitamin D cũng có vai trò quan trọng với hóa chất interleukin-17 (là một phần quan trọng của hệ miễn dịch giúp ngừa các bệnh truyền nhiễm). Tuy nhiên, khi lượng vitamin D đưa vào quá nhiều khi tắm nắng sẽ ảnh hưởng đến interleukin-17, làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn xấu đi.
Ngoài tắm nắng, thì việc tắm tại các bể bơi công cộng cũng là thủ phạm gây ra bệnh hen suyễn. Đây là tuyên bố của Tạp chí Hô hấp châu Âu (ERJ). Bởi lẽ, bể bơi công cộng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại truyền nhiễm qua nguồn nước. Những người có hệ thống miễn dịch kém (nhất là trẻ em) thường dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc bệnh.
Tiếp xúc gần với máy in
Hệ lụy đến từ máy in không thua kém so với hút thuốc lá do các hạt siêu mịn thải ra gây ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 62 máy để đo các hạt phát ra trong một văn phòng và buồng kín. Kết quả: Loại máy in có nguồn bức xạ ở mức trung bình đã cho ra các hạt với số lượng gấp 100 lần so với những máy in có nguồn bức xạ thấp. 17 chiếc máy in phát ra các hạt gây ô nhiễm môi trường ở nồng độ cao. Con số gấp 1000 lần với máy in có nguồn bức xạ cao. Kích thước của các hạt siêu mịn không dễ dàng lọc khỏi phổi vì chúng rất nhỏ (đường kính dưới 0,1 micromet). Khi chúng được hít sâu vào phổi gây tổn thương niêm mạc phổi, dẫn đến bệnh hen suyễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Gối ngủ bẩn
Robert Oexman, Giám đốc của Viện Giấc ngủ để sống tại bắc Carolina (Mỹ) đưa ra lời khuyên là cần thường xuyên giặt sạch và phơi khô các bộ gối ngủ, bởi gối ngủ và bệnh hen có liên quan mật thiết đến nhau. Một chiếc gối ngủ bẩn luôn tiềm ẩn các yếu tố gây dị ứng như: bọ ve, bụi bẩn, dầu nhờn, da chết...làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Có khoảng 2/3 người bị dị ứng với bọ ve sống trong giường ngủ và thảm trải gối.
Trời nồm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: hàng năm, khi thời tiết chuyển nồm, trẻ bị hen suyễn phải nhập viện điều trị tăng đột biến. Có thời điểm lên tới 500-700 trẻ/ngày, mật độ giường ngủ sử dụng lên đến 300%. Nguyên nhân là do thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để virus sinh sôi, phát triển. Đây là các tác nhân gây kích ứng cơ địa, sinh ra các bệnh mãn tính như: dị ứng, mề đay, bệnh hen phế quản....Các bậc phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh cho trẻ tiếp xúc với những nơi ẩm ướt, đặc biệt là không cho trẻ mặc quần áo ẩm.
Các thiết bị sử dụng gas
Gas sinh ra khí N02 có liên quan đến triệu chứng hen ở trẻ nhỏ. Năm 2008, nghiên cứu ở Mỹ trên 150 trẻ em bị hen ở Baltimore (Mỹ) trong sáu tháng liên tục cho thấy: những trẻ sống trong các ngôi nhà thường xuyên dùng các thiết bị bằng gas thường xuyên khó thở, thở khò khè, đau ngực. Các hộ gia đình nên dùng thiết bị thông gió để giảm nồng độ N02 trong nhà xuống mức an toàn nhất.
Việc hiểu biết về những tác nhân làm bệnh hen trở nên trầm trọng hơn sẽ giúp chúng ta hạn chế thấp nhất những biến chứng nặng hơn của bệnh hen suyễn.
Nguyễn Thu Hiền