Do đó, đừng chủ quan trong việc rửa bát vì đây chính là vật dụng đựng đồ ăn mà bạn đưa vào bụng. Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, hãy đảm bảo đừng phạm phải những sai lầm dưới đây.
1. Dùng quá nhiều xà phòng để rửa bát
Bạn chỉ nên sử dụng lượng xà phòng rửa bát theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, nếu dùng quá nhiều sẽ rất khó cọ sạch hoàn toàn. Chúng sẽ lưu lại và thôi nhiễm vào thức ăn mà bạn tiêu thụ.
Hơn nữa, theo Nhóm Công tác Môi trường Mỹ, khi chọn xà phòng rửa bát, cần đảm bảo rằng chúng không chứa các chất khử trùng mạnh, chất tẩy trắng, triclosan, hoặc một vài chất bị nghi ngờ là có thể gây ung thư.
Nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International, Thái Lan - ông Alfred Spears cho biết: Mỗi lần rửa, chúng ta chỉ cần sử dụng một ít sản phẩm tẩy rửa, tráng qua nước sôi là có thể loại bỏ vi khuẩn và vệ sinh sạch bát đĩa.
2. Đã lâu không thay giẻ rửa bát
Thứ bẩn nhất trong bếp thực ra chính là miếng giẻ rửa bát nhỏ bé của bạn. Nghiên cứu cho thấy, miếng bọt biển rửa bát có thể chứa hàng nghìn vi khuẩn như E. coli và Salmonella trên mỗi inch. Những lỗ nhỏ li ti trên bọt biển là nơi thích hợp để lưu trữ vụn thức ăn thừa, đây chính xác là "ngôi nhà thân yêu" của vi khuẩn.
Giẻ rửa bát hay miếng bọt biển nên được vệ sinh sạch sẽ và luộc trong nước nóng sau mỗi lần sử dụng. Mỗi tháng nên thay giẻ rửa bát một lần để đảm bảo vệ sinh.
3. Ngâm bát rất lâu trước khi rửa
Nhiều gia đình Việt có thói quen ngâm bát qua đêm rồi mới xử lý. Đây quả thực là một sai lầm nguy hiểm bởi có thể khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi hay các loại bát đĩa. Thậm chí, nếu là đũa, bát bằng gỗ thì hóa chất sẽ ngấm sâu vào từng thớ gỗ, không thể nào rửa sạch hết được. Cách tốt nhất là rửa sạch bát đũa ngay sau khi ăn xong, để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc có điều kiện sinh sôi nảy nở.
4. Đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát
Đừng lầm tưởng rằng hành động đổ nước rửa chén trực tiếp vào bát đĩa bẩn sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hơn, thực tế là nó chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng…
Tốt nhất, bạn nên cho một ít nước rửa chén vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa như bình thường. Sau khi rửa sạch bát với nước sạch, bạn nên dùng khăn khô lau qua, phơi ở nơi thoáng mát.
5. Chỉ tráng qua bát đĩa với 1 lần nước
Nhiều người không quá coi trọng vấn đề tráng nước sau khi rửa vì nghĩ rằng chỉ cần không nhìn thấy bọt là được. Tuy nhiên, hóa chất trong nước rửa nếu không rửa thật kĩ chắc chắn vẫn còn bám trên bề mặt. Tốt nhất bạn nên tráng đi tráng lại ít nhất 3 lần nước cho sạch. Ngoài ra, bạn cũng nên tráng sạch bát đĩa bằng nước nóng để loại bỏ được hết hóa chất nguy hiểm.
6. Không làm khô bát đũa trước khi cất vào tủ
Sau khi rửa sạch, chúng ta thường có thói quen xếp bát đũa vào tủ và đóng chặt lại để tránh bụi bẩn, côn trùng. Nhưng môi trường kín sẽ khiến bát lâu khô, đặc biệt là đũa, muôi gỗ sẽ không thể khô hoàn toàn, điều này dẫn đến việc chúng dễ hình thành nấm mốc hơn, có thể gây ngộ độc nếu chúng ta tiêu thụ những đồ vật bị nhiễm nấm như vậy.
Cách làm đúng là cho bát, đĩa, thìa... ra phơi dưới nắng. Khi chúng đã khô ráo thì bạn mới đem cất đi để sử dụng lần sau.
Theo Gia đình & Xã hội
Mẹo giúp trái cây không chuyển màu nâu sau khi cắt
Sau khi cắt những loại quả như táo, lê, bạn sẽ thấy chúng nhanh chóng chuyển sang màu nâu. Dù hương vị có thể không ảnh hưởng nhiều, hình thức xấu có thể khiến bạn chẳng muốn ăn.