Tuy nhiên, không thể bỏ qua những tác động “đòn bẩy” của một số tổ chức đứng phía sau việc ra đời các chính sách này.
Các tổ chức tư vấn
Ý tưởng tạo ra những thực thể chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại và tìm kiếm sự ủng hộ cho chính sách đó đã có nguồn gốc lâu đời. Đó là Quỹ Hỗ trợ hoà bình quốc tế (năm 1910) và Hội đồng Quan hệ đối ngoại (chi nhánh ở New York năm 1921 và ở Chicago năm 1922)...
Số lượng thống kê các tổ chức chuyên gia tư vấn trên toàn thế giới. Ảnh: Statista |
Từ sau Thế chiến 2, các tổ chức chuyên gia tư vấn phát triển nở rộ. Một trong những tổ chức xuất hiện sớm và có ảnh hưởng lớn nhất là tiền thân của RAND (Tổ chức nghiên cứu châu Á) trong không quân Mỹ, chuyên hoạch định mục tiêu và chương trình cho lực lượng quân sự mới.
Nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức tư vấn, Mỹ đã thiết lập một loạt trung tâm, viện nghiên cứu. Các tổ chức này phục vụ cho nhiều mục đích, từ nghiên cứu những vấn đề trong nước, khu vực mang tính chức năng đến những công việc có mục đích cụ thể là tạo ra sự hiểu biết rộng rãi và ủng hộ cho sự can dự của Mỹ ở nước ngoài. Đáng kể nhất có Viện Nghiên cứu hoà bình, Quỹ Quốc gia hoạt động dân chủ…
Phần lớn các tổ chức tư vấn này đều liên kết chặt chẽ với các tổ chức giáo dục đại chúng để có được ý kiến gây ảnh hưởng trong Quốc hội, và có 2 đặc trưng quan trọng: Một là, đều chú ý đến việc tập hợp các nhân vật trong các giới chức khác nhau (như học giả, nhà doanh nghiệp, các nhân vật trong chính quyền và Quốc hội) để thảo luận những ý tưởng và lựa chọn chính sách.
Các hoạt động này không chỉ nhằm chia sẻ thông tin hoặc phát triển ý tưởng tốt nhất, mà còn có mục tiêu tập hợp dư luận ủng hộ chính sách, nhằm thúc đẩy đạt được sự nhất trí ở mức độ cao nhất. Nó liên kết mọi người với những quan điểm và vai trò khác nhau trong toàn bộ tiến trình chính trị của Mỹ, cả trong và ngoài chính phủ, quốc hội.
Điều đặc biệt là các tổ chức này thường xuyên nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Hai là, các tổ chức này được xem như một nguồn nhân lực chủ yếu cho đội ngũ nhân viên chính quyền và quốc hội. Đây cũng là nơi làm việc lý tưởng cho các quan chức chính phủ đã rời khỏi chức vụ, nhưng vẫn muốn tham gia vào các hoạt động về chính sách đối ngoại. Thực tế cho thấy, phần lớn quan chức nắm giữ các vị trí cấp cao về hoạch định chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Chính phủ Mỹ xuất thân từ các tổ chức này.
Các tổ chức phi chính phủ
Ở Mỹ có khoảng 1 triệu tổ chức phi chính phủ với số lượng thành viên tham gia lên tới con số hàng chục triệu người. Các tổ chức này là đối tác mạnh thuộc nhiều cơ quan chuyên môn của chính phủ và quốc hội Mỹ. Đặc biệt, các tổ chức này có vai trò quan trọng trong các cơ quan của Liên Hợp Quốc như Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình, Cao uỷ vể người tị nạn...
Tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ Mỹ đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp xây dựng các kế hoạch hành động, cung cấp các khuyến nghị và hỗ trợ theo cách tốt nhất để xúc tiến các vấn đề đặt ra mang ý nghĩa quốc tế. Tại Mỹ, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo.
Các tổ chức phi chính phủ Mỹ có được vị trí ảnh hưởng to lớn, còn bởi nó thiết lập được một mối quan hệ quốc tế rộng rãi và có chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới. Chỉ riêng tại châu Phi đã có khoảng 20.000 tổ chức phi chính phủ hoạt động có cùng nguồn gốc từ Mỹ.
Tập hợp và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức phi chính phủ Mỹ là Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), với Hội đồng cố vấn chính thức về viện trợ tự nguyện cho nước ngoài.
Ngày nay, các tổ chức phi chính phủ Mỹ đã trở thành cầu nối trong mối quan hệ tương tác giữa chính phủ Mỹ với chính phủ các nước.
Nguyên Phong
Tiến trình bầu cử qua thư của Mỹ diễn ra như thế nào?
Xem xét động lực của việc bỏ phiếu qua thư và cách nó thay đổi không chỉ cuộc bầu cử mà còn là tương lai chính trị ở Mỹ.
Lịch sử 60 năm 'so găng' trên truyền hình của các ứng viên tổng thống Mỹ
Tranh luận trên truyền hình đã trở thành một truyền thống chính trị của bầu cử Mỹ. Qua 60 năm, đã có nhiều thứ thay đổi.