Giữa cuộc sống hối hả và bận rộn ngày hôm nay, con người vẫn cần lắm những kí ức tuổi thơ, để dừng lại, để suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc đời, để thấy tuổi thơ đẹp và rạng rỡ biết chừng nào.

Không ai trong chúng ta không có một tuổi thơ cho riêng mình, bạn cũng có và tôi cũng có. Dù đó là những chuyện vui hay chuyện buồn hoặc đơn giản là những sự việc xảy ra xung quanh chúng ta thì khi lớn lên nó sẽ trở thành một phần của kỉ niệm trong sâu thẳm tâm hồn. Nhưng khi trưởng thành, trước những sóng gió của cuộc đời chúng ta lại bị chúng cuốn đi, theo vòng quay của nó, sống vội vã nhiều khi cảm thấy mệt mỏi. Và khi đó ta muốn tìm lại những kỉ niệm thời ấu thơ vô âu lo, muốn tìm một nốt lặng trước dòng đời hối hả.

Những lối về ấu thơ - Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy

{keywords}

“Những lối về ấu thơ” là tập hợp những bài tản văn nhẹ nhàng nhưng đầy lắng đọng của tác giả khi mở cho chúng ta về với những lối về đầy thân quen, gần gũi: Hương vị ngày Tết với mùi bánh Tét truyền thống, thịt kho thơm lừng, đám trẻ con xúm xít với nhau nhận tiền lì xì và cũng thể là nỗi buồn trẻ thơ khi 'ông bán bánh mì' lúc nào cũng cắt miếng thịt to, chả to và cả lát ớt cũng to không còn bán trước cổng trường nữa…

Tập tản văn “những lối về ấu thơ” của Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy đã đưa người đọc về với kí ức của chính họ: một Sài Gòn duyên dáng, thi vị của những ngày xưa cũ, một chốn quê nhà yên tĩnh, man mác buồn. Những hình ảnh cũng như cảm xúc tưởng như là riêng tư ấy lại trở lên quen thuộc với bất cứ ai dường như ta nhìn thấy mình trong những trang sách đó.

Điều đặc biệt của tập sách là chúng ta có thể cảm nhận được tình người, tính cảm gia đình, không khí ngày tết tràn ngập trong từng trang sách.

Cho tôi một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh

{keywords}

"Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" là một trong những tập truyện dài thành công nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và quen thuộc đối với nhiều bạn đọc. Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn nổi tiếng viết nhiều truyện cho trẻ em với lối viết dí dỏm, duyên dáng nhưng cũng rất trẻ con. Bởi vậy đọc văn ông chúng ta luôn cảm thấy gần gũi như người bạn đang kể, gợi lại cho nhau những kỉ niệm thời trẻ thơ.

“Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em” là những nhận xét của tác giả với cuốn truyện bởi vì mạch truyện có sự đan xen giữa hiện tại và tương lai, sự hồi tưởng của nhân vật quay xung quanh bốn đứa trẻ trong cùng một khu xóm. Từ những câu chuyện, suy nghĩ hết sức ngô nghê của những cô cậu nhỏ đến những lời nhân xét, đánh giá hết sức hóm hỉnh của nhân vật khi về già đã đưa người đọc đi từ cung bậc cảm xúc này đến cũng bậc cảm xúc khác.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh

{keywords}

Tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không giống như bây giờ - không có nhiều thứ để chơi, không có nhiều nơi để chọn hay đắm chìm vào các trò chơi game online hiện đại. Tuổi thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là hòa mình vào trong thiên nhiên, khi bạn thấy góc vườn nhà mình sao rộng thế và là khi bạn "mặc nguyên quần áo dầm mưa ngoài trời" hay "bứt lá, lượm nắp keng chơi bày hàng hay lúng sục các hàng rào để tìm hoa. Tác giả đã miêu tả cuộc sống của những người dân lao động nghèo qua lăng kính của trẻ thơ và trên hết qua tác phẩm ta nhân ra được tình cảm gia đình, tình anh em, hơn hết đó là tình người với nhau. Cuốn sách đã được chuyển thể thành phim cùng tên gây chú ý năm 2014 dưới bàn tay của đạo diễn Victor Vũ.

Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

{keywords}


Câu chuyện được kể xoay quanh cuộc sống, chiến đấu và hi sinh của nhưng thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ đội thiếu niên trinh sát Trần Cao Vân. Sinh ra trong thời kì đất nước đỏ màu bom đạn nên tuổi thơ của các em  gắn với trận chiến ác liệt, mệnh lệnh cấp trên thậm chí là phải đối mặt với cái chết. Tuy nhiên, dù là những chiến sĩ anh dũng trên chiến trường nhưng các em không hề mất đi tính cách hồn nhiên, lạc quan vốn có của mình trêu trọc nhau bởi những trò tếu táo để quên đi những khắc nghiệt của chiến tranh.

Đây là một câu chuyện hay cảm động, cuốn hút người đọc bởi cốt truyện nhiều chi tiết ly kì nhưng cũng lấy đi nhiều nước mắt của người đọc. Nó đưa người đọc chạm đến nhiều cung bậc của cảm xúc: vui vui của trẻ thơ, nghẹt thở trong từng trận đánh, hồi hộp trong từng nhiệm vụ, xúc động với tình đồng chí, anh em, đau xót trước các vết thương khó lành của chiến tranh và đớn đau trước sự hi sinh mất mát, sự đấu tranh không ngơi nghỉ của những người chiến sĩ.

Lê Hường