Các trường ĐH tương tự Tri-Valley (Mỹ) như Công nghệ Quốc tế, ĐH Bách khoa Tây Bắc, Bắc Virginia đã lừa đảo sinh viên (SV) theo cách nào?
TIN LIÊN QUAN
Chỉ cần làm bài qua mạng
Một trường ĐH khác tương tự Tri-Valley. Năm 2008, trường được phép nhận SV nước ngoài. Trường này nói có hai trường ĐH khác chấp nhận tín chỉ của trường là ĐH Silicon Valley và ĐH Bách khoa Tây Bắc. Nhưng đại diện của các trường này khẳng định họ không viết thư chấp nhận bao giờ.
Daniel Ho (trái) sở hữu ĐH Bắc Virginia tự gọi mình
là trường nổi tiếng nhất ở Mỹ đối với SV Ấn Độ, ông cho biết: “Lợi nhuận của
chúng tôi rất lớn”.
Kỳ học trước, hầu hết các SV làm việc cả ngày ở bên ngoài bang California trong khi đó đăng ký các khóa học trên mạng.
Việc thu xếp này dường như vi phạm các quy định của liên bang là các SV ngoài phải đến lớp cả ngày và không được tham gia quá một lớp học qua mạng.
Các SV thi trượt thì nộp thêm tiền sẽ lại thi đỗ. Thậm chí một SV sống ở Chicago có được 3 tín chỉ khi nộp 225 đô la Mỹ và chỉ phải làm một bài thi qua mạng.
Để đối phó với cuộc kiểm tra của liên bang, ngày 1/12 năm ngoái ông Wang, hiệu trưởng đã viết thư yêu cầu triệu tập các SV về California trong vòng 1 tuần và tham gia các lớp học nếu không trường sẽ chấm dứt visa SV của họ.
Nhiều học sinh đã hết sức phẫn nộ. Một tuần sau, ông Wang xin lỗi và hứa trả 500 đô la Mỹ nếu SV nào về học trong vòng 6 ngày. Nhưng một phần tư số SV đã chuyển trường.
Kiểm định bởi tổ chức kiểm định không hợp lệ
Trường ĐH Bắc Virginia cũng không là ngoại lệ. Hầu hết SV đều có visa và đa số là từ Ấn Độ. Trường cũng có SV sống ở các bang khác thậm chí ở rất xa như New York và Ohio.
Ông hiệu trưởng không biết chính xác có bao nhiêu SV, ông cho rằng có khoảng từ 1000-2000. Theo con số chính thức trường có 1216 SV mùa thu năm ngoái, nhưng không kể đến hàng nghìn SV của trường ở nước ngoài.
Đến năm 2008, trường được kiểm định bởi Hội đồng kiểm định các trường ĐH và trường học độc lập, một tổ chức được liên bang công nhận. Hiện nay, trường ĐH này kiểm định bởi Hội đồng Kiểm định các trường ĐH Mỹ, tổ chức này không được Bộ Giáo dục Mỹ công nhận.
Theo địa chỉ liên lạc trên website của tổ chức này, người ta phát hiện đây là một cửa hàng thẩm mỹ. Chủ cửa hàng là Gary Zhu, chủ tịch của Hội đồng của UNVA. Ông Zhu nói ông chưa bao giờ tham dự cuộc họp hội đồng nào do Hội đông Kiểm định Trường ĐH Mỹ tổ chức mặc dù ông đồng ý làm việc tại hội đồng. Ông cũng nói ông Ho là chỉ đạo chuyên gia kiểm định.
Ông Ho từ chối và nói ông đã không liên lạc với chuyên gia kiểm định nhiều năm và không biết tên ai trong số họ. Ông ngạc nhiên khi biết trụ sở của cơ quan kiểm định đó là một cửa hàng.
SV chọn trường chưa được kiểm định vì chi phí thấp
Zhi Zhang khi lần đầu tiên đến ĐH Lincoln University, ở Oakland, California, để học thạc sỹ, cô có thể tìm được bất cứ việc gì cô mong muốn.
Cô tốt nghiệp khoa kỹ sư truyền thông tại Trường ĐH Sun Yat-Sen, ĐH hàng đầu ở Trung Quốc và chọn trường Lincoln vì trường này được công nhận, dễ xin vào và rất gần San Francisco. Nhưng cô Zhang rất thất vọng khi đến trường vì cơ sở vật chất khiêm tốn, thậm chí một trường tiểu học ở Trung Quốc còn lớn hơn thế.
Cô Zhang được phép làm việc ở Mỹ thông qua Chương trình Đào tạo Thực hành -CPT (Curricular Practical Training) giống ở ĐH Herguan, ITU và các trường khác để cho phép học sinh nước ngoài có thể có việc làm khi kết thúc chương trình học.
Đây được coi là chương trình tích hợp. Chính phủ liên bang cho phép các trường quyết định loại hình đào tạo tích hợp với chương trình học chính khóa và địa điểm SV có thể làm việc. Yêu cầu chính là SV cần kết thúc học chương trình này trước khi bắt đầu đi làm.
Hầu hết các trường được kiểm định thì rất nghiêm ngặt với CPT và hạn chế SV tham gia chương trình này. 2% SV quốc tế của trường ĐH bang Portland được phép tham gia và ở ĐH Đại Tây Dương Florida, chỉ có 12 SV trong số 650 SV được làm việc kỳ học này.
Nhiều SV khi được phỏng vấn nói rằng nếu có bằng của Mỹ, họ có thể có được một công việc tốt hơn và sẽ được thăng chức khi về nước. Họ chọn các trường chưa được kiểm định vì dễ dàng, chi phí thấp.
Sự yếu kém của hệ thống giáo dục Mỹ
Trong một số trường hợp, sự can thiệp của chính phủ làm tăng thêm sự yếu kém. Cách đây vài năm, SV nước ngoài phải học một kỳ ở trường đầu tiên đăng ký trước khi được phép chuyển sang trường khác. Nhưng Bộ An ninh nội địa đã thay đổi quy định này, cho phép SV chuyển ngay sau khi có visa.
Điểm thiếu sót lớn nhất của hệ thống chính là các tổ chức đào tạo như Tri-Valley có thể nhận được chứng nhận. Đáng lẽ ra chỉ những trường được công nhận mới được nhận học sinh nước ngoài hoặc là cần thực hiện việc chứng nhận sát sao trước khi việc kiểm định.
Sự kiện đóng cửa Tri-Valley đã dấy lên lòng nghi ngờ của Ấn Độ về chất lượng và tương lai của giáo dục ĐH ở Mỹ và các SV chính là các nạn nhân.
Tri-Valley đã được chứng nhận từ Sở nhập cảnh của Mỹ. Làm sao họ biết được trường đó đang vượt ra ngoài phạm vi của luật. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các tổ chức đào tạo của Mỹ kể cả các trường được công nhận.
- Tú Uyên (Theo Chronicle of Higher education)