Mười năm sau khi xây dựng 171 người vẫn đang bị giam giữ tại nhà tù ở Vịnh Guantánamo. Mặc dù Tổng thống Barack Obama đưa ra các hứa hẹn từ khi mới nhậm chức, nhưng nhà tù này có vẻ như sẽ không được đóng cửa sớm. Trong khi sự tồn tại của một nhà tù như vậy gây ra nhiều tranh cãi, một số trường hợp giam giữ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
AHMED BIN SALEH BEL BACHA
Cựu cầu thủ bóng đá nhà nghề đã bay tới Anh vào năm 1999 sau khi nhận được những lời đe dọa từ các tay súng Hồi giáo trong nước. Anh đã di chuyển trong Afghanistan và Pakistan vào năm 2001 và sau đó rơi vào tay của quân Mỹ do những người dân làng nói rằng anh là một thành viên của al Qaeda.
Sau sáu năm giam cầm, anh đã được chứng minh vô tội và được chính quyền George W.Bush tuyên bố trắng tội vào năm 2007 nhưng vẫn phải ở lại đây trong 4 năm, đấu tranh với việc hồi hương về Algeria. Bacha sợ rằng chính quyền sẽ kết tội anh 20 năm tù vì “thuộc về” một nhóm khủng bố nước ngoài và anh có nguy cơ bị các nhóm cực đoan tấn công.
Quốc gia trước đó anh từng cư trú là Anh cũng từ chối yêu cầu xin cư trú. Thị trấn Amherst, bang Massachusetts đã đề nghị cho anh cư trú, nhưng luật liên bang lại cấm các nghi can của nhà tù Guantánamo tái định cư tại Mỹ.
SHAKER AAMER
Người cuối cùng sống ở Anh “cư trú” tại Guantánamo là Shaker Aamer thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập. Nhờ đó, anh gần như là người phát ngôn không chính thức cho các tù nhân, kể cả việc đình công “nhịn đói” để cải thiện các điều kiện tại trại. Là một cựu phiên dịch viên cho các hãng luật tại London, Aamer được coi là một chuyên gia về các điều khoản và quy định tại Guantánamo.
Aamer bị bắt tại Jalalabad, Afghanistan vào năm 2002 khi đang làm việc cho một hãng từ thiện của Ả Rập Xê Út. Các luật sư của anh nói rằng anh đã bị đánh đập tàn nhẫn sau khi bị các điệp viên của CIA bắt cùng với sự hiện diện của các thành viên MI5 của Anh. Aamer chưa từng bị kết tội gì.
Aamer đã được tuyên thả vào năm 2007 và Bộ trưởng Ngoại giao của Anh là William Hague đã nêu lại vụ việc để tranh luận với Washington, nhưng các nhà cầm quyền đã trì hoãn việc thả tự do. Aamer sẽ kỷ niệm 10 năm ở Guantánamo vào đúng ngày lễ Tình nhân năm nay.
MUHAMMAD RAHIM AL AFGHANI
Quốc tịch: Afghanistan
Năm 2006, CIA chính thức dọn sạch các nhà tù bí mật của mình, chuyển 14 nghi phạm bao gồm cả người được cho là quân sư trong vụ 11/9 Khalid Sheikh Mohammed đến Guantánamo. Nhưng các quan chức CIA nói rằng gần 1 năm sau kỳ hạn, cơ quan này vẫn đang giữ Muhammad Rahim Al Afghani ít nhất 6 tháng và bắt anh ta phải chịu đựng các kỹ thuật thẩm vấn mà cơ quan này từng công bố là đã không còn áp dụng.
Theo lời của CIA, Afghani là một “chiến binh cứng rắn, dày dạn”, được tìm thấy cùng với al Qaeda trong suốt gần 2 thập kỷ và từng làm phiên dịch viên cho Osama bin Laden một lần trước khi bị bắt vào năm 2007.
Trong quá trình thẩm vấn của CIA, Afghani phải thức suốt gần 6 ngày do các điều tra viên đã trói anh ta vào tường và sàn nhà. Anh ta được quấn bỉm nên vẫn tiếp tục bị thẩm vấn mà không phải đi toilet.
Anh ta sau đó được chuyển tới Guantánamo vào năm 2008.
OMAR KHADR
Cựu binh sĩ 25 tuổi này đã ở Guantánamo này suốt 7 năm kể từ khi bị quân Mỹ bắt năm 2002 ở Afghanistan. Omar Khadr sinh ra ở Toronto cho biết anh bị gia đình có liên quan tới al Qaeda ép phải chiến đấu chống lại quân Mỹ.
Khadr là nghi can đầu tiên đưa ra xét xử trong hệ thống ủy ban quân sự được điều chỉnh lại vào năm ngoái, một quan điểm ngặt nghèo hơn do trước đây, những người tuổi vị thành niên hầu như không bao giờ bị xử tội phạm chiến tranh. Nhưng Khadr đã nhận tội vào tháng 10/2010 vì đã ném lựu đạn và khiến một binh lính Mỹ thiệt mạng, chấp nhận thỏa thuận cho phép anh ta chịu án tù 8 năm tại Canada.
Bất chấp thỏa thuận này được cả Mỹ và Canada đồng tình, Khadr vẫn ở Gitmo để chờ Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta “chứng thực” rằng Canada là nơi an toàn cho anh sau khi ra tù. Các luật sư của Khadr đã cáo buộc chính quyền vì sự trì trệ này. Khadr nói rằng anh đã bị các điều tra viên đe dọa cưỡng bức tập thể khi bị tạm giam, nhưng tòa án quân đội nói là Khadr không bị tra tấn.
OMAR ABDULAYEV
Quốc tịch: Tajikistan
Một người tị nạn sau cuộc nội chiến ở Tajikistan là Omar Abdulayev đã bị cơ quan tình báo ISI bắt ở Pakistan năm 2001 và sau đó chuyển cho Mỹ. Abdulayev bị tình nghi là có dính líu tới al Qaeda và nhóm phong trào Hồi giáo Uzbekistan ở Trung Á. (Abdulayev tuyến bố rằng ông chỉ là một công nhân xây dựng đã hối lộ không thành). Chính quyền Mỹ thì cho rằng Abdulayev đã được truyền giảng thành cấp tiến tại một trường dạy giáo lý Hồi giáo.
ABDU ALI AL HAJI SHARQAWI
Quốc tịch: Yemen
Abdu Ali al Haji Sharqawi bị bắt ở gần Karachi, Pakistan vào năm 2002 sau đó bị chuyển tới nhà tù ở Jordan. Sharqawi nói đã bị tra tấn trong vài tuần. “Họ đánh đập tôi không nương tay và họ vẫn đang đánh đập tôi. Họ đe dọa tôi bằng điện, rắn và chó… [Họ nói] chúng tao sẽ cho mày biết thế nào là cái chết”.
Sharqawi sau đó được chuyển tới Afghanistan, rồi tới Guantánamo vào năm 2004. Tòa án quân sự của Mỹ hồi năm 2011 tuyên bố rằng các cáo buộc của Sharqawi trong thời gian tạm giam ở Afghanistan và Guantánamo là không chấp nhận được, trong khi người đàn ông này vẫn phải chịu đựng các hậu quả về mặt tinh thần sau khi bị tra tấn ở Jordan.
THE UIGHUR 5
Quốc tịch: Trung Quốc
Tất cả 22 người dân tộc Uighur bị tạm giam tại Guantánamo từ năm 2002 đã được tuyên bố thả tự do, 17 người trong số đó đã tái định cư ở Palau, Bermuda và Albania. Những người này đã sống ở Afghanistan khi chiến tranh nổ ra, họ bị tình nghi là có liên quan tới phong trào Hồi giáo Đông Turkestan.
5 người còn lại là Abdul Razak, Yusef Abbas, Hajiakbar Abdulghupur, Saidullah Khalik, và Ahmed Mohamed đã yêu cầu định cư tại Mỹ và từ chối trở về đất nước. Một phiên tòa liên bang tại Washington đã yêu cầu những người này phải chấp nhận yêu cầu tái định cư tại nước ngoài, hoặc là phải ở lại Guantánamo.
MOHAMEDOU OULD SLAHI
Mohamedou Ould Slahi cho biết là bản thân có liên quan tới al Qaeda và được tập huấn tại Afghanistan vào đầu những năm 90, nhưng Slahi nói rằng đã cắt đứt quan hệ với tổ chức này vào năm 1994, trước khi tổ chức nhắm vào Mỹ. Theo báo cáo của Ủy ban 11/9, Slahi đã gặp hai tên không tặc trong vụ khủng bố 11/9 tại Đức vào năm 1999.
Một phiên tòa của liên bang đã yêu cầu thả Slahi vào năm 2010 vì cho rằng chính quyền không thể chứng minh được Slahi tiếp tục hỗ trợ cho al Qaeda sau năm 1994. Tuy nhiên, vụ việc của Slahi vẫn bị trì hoãn.
Là một trong những đầu mối thông tin quan trọng nhất đang bị giam tại Guantánamo, một số quan chức quốc phòng cho rằng nên thả Slahi và đưa vào chương trình bảo vệ nhân chứng, vì giờ đây Slahi trở thành mục tiêu cho các tay súng khác.
MOHAMMED KAMIN
Quốc tịch: Afghanistan
Không giống như hầu hết các phiên tòa tại Guantánamo, Kamin bị kết tội vì đã cung cấp trợ giúp về vật chất cho khủng bố, dựa trên các cáo buộc là Kamin đã nhận các vũ khí huấn luyện tại các trại của al Qaeda ở Afghanistan. Cung cấp vật chất thì không bị coi là tội phạm chiến tranh, tuy nhiên việc khởi tố trong hệ thống ủy ban quân sự lại đặc biệt gây tranh cãi. Các cáo buộc chống lại Kamin đã bị bác bỏ vào năm 2009 nhưng Kamin vẫn bị giam giữ.
FAYIZ AL-KANDARI
Quốc tịch: Cô-Oét
Người con trai cả của một gia đình Cô-Oét giàu có là Fayiz al-Kandari đã bay tới Afghanistan vào mùa hè năm 2001 với lý do đi từ thiện. Kandari đã bị Liên minh phương Bắc bắt và giao cho quân đội Mỹ. Các nhà cầm quyền cáo buộc Kandari tới Afghanistan để cung cấp hỗ trợ cho quân al Qaeda. Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng, “một người nói rằng bị can này có quan hệ gần gũi với Osama bin Laden”. Luật sư bào chữa cho Kandari đã bác bỏ điều này.
10 năm sau, Fayiz al-Kandari vẫn bị giam tại Guantánamo dù không bị kết tội gì, các luật sư cũng nói rằng không có bằng chứng nào chống lại Kandari. Tòa thượng thẩm của Mỹ tại Washington đã từ chối tiếp nhận trường hợp của Kandari. Trong khi đó, luật sư biện hộ của Kandari nói rằng anh ta đã bị thẩm vấn tàn tệ, bao gồm việc bị phá rối khi ngủ, bị căng thẳng, bị làm nhục về mặt tình dục, nhiệt độ khắc nghiệt.
Lê Thu (theo FP)
Hàng rào thép chia đôi Triều Tiên - Hàn Quốc
Chia đôi bán đảo Triều Tiên là khu vực phi quân sự rộng hơn 1,6 km sang mỗi bên.
Những điểm nóng trong bức tranh thế giới năm 2012
Với phần lớn khu vực Trung Đông đang trong dòng chảy, những nghi ngờ ngày
càng tăng về tham vọng hạt nhân của Iran, một cuộc khủng hoảng chính trị sâu
sắc ở Pakistan, thế giới sẽ chứng
kiến rất nhiều điểm xung đột trong năm tới đây.
Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ đe dọa Trung Quốc
Nói về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ởThái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới
các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
|