Phần lớn bố mẹ vì thương con, không muốn con phải “chịu khổ” nên thường không giao việc nhà hay để các bé làm những việc vừa sức. Tuy nhiên, điều đó vô tình hình thành thói quen xấu ỷ lại và lười biếng ở trẻ.

Chắc hẳn cha mẹ nào cũng từng kêu lên: “Ôi, sao con lười đến thế là cùng!” nhưng lại không có động thái nào hay chưa dùng đúng cách để cải thiện tình trạng này. Đừng quá lo lắng, 10 lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu “chữa bệnh lười” cho con.

1. Tập trung vào những điều làm trẻ hứng thú

Bạn nên tìm hiểu sở thích của con để hướng bé vào nhiều hoạt động thể chất, nghiên cứu khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân.

2. Lên kế hoạch cho cả gia đình

Một số trẻ không hứng thú tham gia các hoạt động thể thao cùng bạn bè. Tuy nhiên nếu cả gia đình cùng luyện tập như một nhóm nhỏ thân thiết, trẻ sẽ có thêm nhiều động lực để thay đổi và cải thiện khả năng hòa nhập.

3. Lên thời gian biểu cụ thể cho trẻ

Bạn hãy viết ra những việc quan trọng trẻ phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. Như vậy, trẻ buộc phải gạt bỏ thói quen lười biếng sang một bên và tính toán làm sao để hoàn thành mọi việc trong quỹ thời gian bố mẹ cho. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ vận động cơ thể, trí não mà còn học được cách quản lý thời gian hiệu quả.

4. Đề ra những mục tiêu ngắn hạn

Trẻ thường lười biếng vì chúng hay nản chí trước những nhiệm vụ được giao. Đáng lý phải sớm thực hiện, chúng lại trốn tránh. Do vậy, nếu bạn đưa cho trẻ một khối lượng lớn việc cần làm, hãy chia nhỏ thành từng phần một, trẻ sẽ hiểu rõ ràng mục tiêu, kết quả cần đạt được và cách thức làm việc.

5. Dạy trẻ tư duy tích cực

Một số trẻ có thể không năng động như các bạn cùng trang lứa, khi đó hãy khuyến khích con dùng các hoạt động trí óc để giữ cho mình bận rộn và tránh xa “bệnh” lười. Đưa con một quyển sách, một vần đề cần giải quyết, để chúng học chơi nhạc cụ, làm việc chúng thích... sẽ giữ cho tinh thần trẻ vui vẻ và suy nghĩ trưởng thành.

{keywords}

Để ngăn chặn hậu quả “bệnh” lười gây ra, bố mẹ cần kiên trì cũng như tạo động lực cho bé biết yêu và trân trọng thành quả lao động.

6. Nếu trẻ đang lãng phí thời gian, hãy giải thích rằng: Người ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn sau khi hoàn thành công việc bằng chính sức mình.

Sẽ ổn thôi nếu trẻ nằm trên chiếc trường kỷ để thư giãn sau khi hoàn thành việc được giao. Nhưng bạn chỉ nên để trẻ nghỉ ngơi trong 10 phút, và sau đó tiếp tục làm việc khác để “bệnh” lười không trở lại.

7. Tặng quà

Bạn nên chọn đồ chơi, sách, game giáo dục hay dụng cụ thể thao,… để trẻ cảm thấy hứng khởi vì đã thành công trong việc “vượt qua chính mình”.

8. Hạn chế những hành vi “châm ngòi” cho “bệnh” lười của trẻ

Ví dụ: Bạn chỉ cho trẻ xem tivi, chơi game 1 nửa tiếng một ngày; kể cả chúng có phàn nàn, vòi vĩnh xin thêm thời gian. Hãy thật kiên quyết, trẻ sẽ buộc phải tìm những hoạt động khác tốt hơn để lấp đầy thời gian rảnh của chúng.

9. Tăng cường các công việc tay chân

Cùng đi bộ tới thư viện, cửa hàng bách hóa; cùng làm vườn, nhổ cỏ; cùng trang trí nhà cửa…- có khá nhiều việc bạn nên để con làm cùng để trẻ không ngồi lỳ một chỗ.

10. Xây dựng tính tự tin cho trẻ

Nếu bé nhà bạn thiếu động lực vì sợ thất bại, sợ mình không thể đảm nhận trách nhiệm, hãy động viên để trẻ tự tin hơn về khả năng của mình trước khi đối mặt với thử thách hay những điều mới lạ trong cuộc sống.

(Theo Trí Thức Trẻ)