1.Tính toán chi phí khởi nghiệp.

Chi phí bao gồm tất cả những khoản tiền mà khởi nghiệp cần phải chi ra để có thể hoạt động được. Cho dù CEO đang sử dụng nguồn vốn nào đi chăng nữa thì việc tính toán chi phí để lên kế hoạch tài chính là điều rất quan trọng.

Để ước tính số vốn cần thiết thì cần có kế hoạch càng chi tiết càng tốt và có thể dựa vào một số mục sau:

- Ngân sách cho tài sản cố định.

Tài sản cố định là tất cả những vật chất, phương tiện để doanh nghiệp hoạt động như văn phòng, bàn ghế, máy tính v.v… Những chi phí này nhiều hay ít phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau

- Ngân sách chi phí cố định để duy trì.

Sau khi xác định được chi phí cho tài sản cố định, CEO cần xác định chi phí tối thiểu cần có để duy trì doanh nghiệp như tiền thuê văn phòng, tiền lương nhân viên, các khoản tiền phải trả cố định và những chi phí phát sinh trong một tháng, từ đó tính được thời gian tồn tại với số vốn hiện có.

Tiếp tục ước tính lợi nhuận bán hàng tối thiểu của 12 tháng đầu tiên trừ đi chi phí của từng tháng để dự tính doanh nghiệp sẽ thiếu hụt bao nhiêu và phải chuẩn bị bao nhiêu để có thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, các loại thuế cũng là vấn đề mà CEO cần phải chú ý đến.

2. Khởi nghiệp cần vốn nhiều hay ít ?

Việc khởi nghiệp cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mô hình hoạt động, mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Nếu CEO có nhiều vốn trong thời điểm ban đầu khởi nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tuy nhiên, nếu số lượng vốn không dư dả, có thể lựa chọn một số hình thức khởi nghiệp như:

- Xây dựng thương hiệu cá nhân, phục vụ cho việc khởi nghiệp sau này.

- Chuẩn bị các danh sách nhưng mối quan hệ, những nhà cung cấp để công việc khởi nghiệp trở nên dễ dàng hơn trong tương lai.

3. Khả năng xây dựng được mô hình tài chính.

Để giải các bài toán tài chính cần có khả năng xây dựng được mô hình tài chính. Khởi nghiệp hãy chú trọng vào những vấn để cốt lõi sau:

a.  Xác định yêu cầu và tập hợp các dữ liệu.

b.  Tính toán dựa trên những yêu cầu, dữ liệu đã thu thập được.

c.  Phân tích, đánh giá và đưa ra kế hoạch thực thi.

4. Quản lý dòng tiền.

Hiểu một cách đơn giản nhất, quản lý dòng tiền là công việc trì hoãn chi tiêu tiền mặt càng lâu càng tốt trong khi huy động bất cứ khoản tiền phải thu càng nhanh càng tốt.

Dòng tiền mặt được xem là vấn đề sống còn của một công ty đang trên đà phát triển. Đôi khi, sự chậm trễ giữa khoảng thời gian doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp và tiền lương nhân viên so với khoảng thời gian mà nguồn tiền phải thu về từ khách hàng làm cho một doanh nghiệp trở nên mất ổn định. Để quản lý dòng tiền cần chú ý những vấn đề như:

  • - Đo lường dòng tiền.

  • - Cải thiện những khoản phải thu.

  • - Quản lý những khoản phải trả.

  • - Giảm thiểu sự thâm hụt tài chính.