TIN BÀI KHÁC:
Trục xoay tới châu Á
Hillary Clinton khi còn là Ngoại trưởng Mỹ đã viết một bài cho tạp chí Foreign Policy năm 2011 có tựa đề: "Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ". Câu mở đầu của bài là "Khi cuộc chiến ở Iraq lắng dịu và Mỹ bắt đầu rút các lực lượng khỏi Afghanistan, Mỹ đã đứng vào một vị trí bản lề". Câu kết của bài cũng nhắc đến việc xoay trục.
Chuyến công du đầu tiên của bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ là tới châu Á. Năm ngoái, ông Obama đã dự một số hội nghị ở châu lục này và cơ bản cũng nhắc điều tương tự tuy chưa từng đề cập đến "xoay trục". Tuy nhiên, tất cả các trang báo khi đưa tin đều nhắc đến trục này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chuyến công du lần này của Obama lẽ ra đã được thực hiện 2 lần trước kia. Cả
hai lần đó, ông phải hủy vào phút chót, gần đây nhất là do chính phủ Mỹ phải
đóng cửa.
Kế hoạch của Mỹ về một sự hiện diện ngày càng lớn ở châu Á sẽ không còn tác động mạnh như hình dung ban đầu năm 2011. Tuy nhiên, ba năm can thiệp vừa qua đã tạo khoảng trống cho tất cả các bên ngẫm nghĩ về ý nghĩa thực sự của trục xoay được hoạch định từ lâu này.
Chuyến công du nhiều khả năng sẽ không mang lại bất kỳ thay đổi trực tiếp nào, nhưng Tổng thống Obama có thể sẽ đào sâu những gì mà sự hợp tác đang có với Nhật Bản và Philippines cần nhắm tới trong thế kỷ 21, cả về kinh tế lẫn an ninh.
Với chuyến công du này, nỗ lực tái tạo về trục xoay sẽ tập trung vào hai
chính sách cụ thể - hoàn tất Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và một
thỏa thuận với Philippines cho phép các tàu và máy bay của Mỹ được tiếp cận
nhiều hơn với các căn cứ ở nước này.
Năm 1991, Philippines đã yêu cầu Mỹ rời khỏi căn cứ Clark Air và cơ sở hải quân
Vịnh Subic. Giờ đây, quân đội Mỹ không định thiết lập một căn cứ lâu dài lần nữa
mà chỉ muốn thực hiện các đợt triển khai quân luân phiên và tăng cường tiếp tế
trong trường hợp xảy ra thảm họa - một kế hoạch giống với những gì đã thực hiện
gần đây với Australia.
Obama cũng sẽ nói với phía Nhật về các kế hoạch tân trang lại quân đội nước này. Các quyết định của quốc tế được đưa ra khi kết thúc Thế chiến II đã khiến quân đội Nhật bị thu nhỏ. Tuy nhiên, Thủ tướng Shinzo Abe đã coi việc tái sinh lực lượng quốc phòng và vũ trang nước này là một ưu tiên. Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến vai trò của Nhật thay đổi trong khu vực - và căng thẳng tăng cao giữa Nhật Bản và Trung Quốc - như một khía cạnh quan trọng của bất kỳ sự thay đổi nào đối với vai trò của cường quốc số 1 thế giới tại đây.
Các đàm phán TPP đang rất nóng, đặc biệt là ở bên trong nước Mỹ. Nhiều thành viên Dân chủ lo ngại về hiệp ước này, đặc biệt là khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần. Châu Á cũng lo lắng về cách thức các ngành công nghiệp và động cơ sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệp ước.
Chuyến thăm của Obama sẽ đưa ông tới Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc và Philippines. Ông dự kiến sẽ thăm lại khu vực để dự hai hội nghị thượng đỉnh thường niên mà ông đã bỏ lỡ năm ngoái.
Trung Quốc
Phủ bóng toàn bộ chuyến thăm của ông Obama sẽ là những lo lắng về Trung Quốc. Như Andrew Kennedy - một giáo sư về chính sách công của trường Đại học quốc gia Australia - nói với Washington Post hồi đầu tuần: "Cách đây 10 năm, Mỹ thường bị xem là một cường quốc hiếu chiến nhưng ngày nay, Trung Quốc đang khiến người ta lo lắng. Điều này tạo ra cơ hội cho Mỹ củng cố các mối quan hệ với một loạt quốc gia châu Á".
Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng làm bạn với nhau nhưng các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc cùng những xích mích về thương mại và nhiều vấn đề khác đã ngăn cản điều đó. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc không thể cắt đứt quan hệ hoàn toàn, vì thương mại giữa hai nước lên tới hàng trăm tỷ đôla. Tái cân bằng ở châu Á có thể là ý định của Obama nhưng cân bằng quan hệ hiện thời, dù mỏng manh, cũng rất quan trọng.
Cả bốn nước mà Obama tới thăm tuần này đều muốn biết mối quan hệ của Mỹ sẽ giúp họ đối diện với Trung Quốc như thế nào. Và Mỹ cũng muốn điều đó.
Đặc biệt, Nhật sẽ muốn biết cách kết thúc trò "gà quân sự" mà họ đang chơi liên quan đến các đảo mà cả hai nước đều nhận chủ quyền ở biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã lên án Trung Quốc cố tình giành quyền kiểm soát các đảo này và cam kết đưa hai tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo tới Nhật vào năm 2017.
Mỹ hiện có khoảng 38.000 quân ở Nhật. Một số nước mà Obama sẽ tới thăm cũng lo lắng nếu "giới tuyến đỏ" - mà sau đó biến mất ở Syria- có làm tổn hại an ninh của họ trước Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, Mỹ lại không muốn làm Trung Quốc quá bực. Một sự kết hợp sáng suốt của cam kết chiến lược và quyết tâm có thể giữ cho quan hệ Mỹ - Trung khỏi vực xoáy hồ nghi vốn in đậm trong quan hệ Trung - Mỹ ngày nay, và bảo vệ trước những mối đe dọa lớn hơn có thể phát sinh sau đó.
Trong các cuộc đàm phán ngoại giao, chính quyền Obama nhiều khả năng sẽ quan
tâm nhất đến Hiệp đình Đối tác xuyên Thái Bình Dương - văn bản cho phép Mỹ một
lợi thế kinh tế ở khu vực mà Trung Quốc ngự trị vị thế dẫn đầu.
Triều Tiên
Hôm 22/4, Hàn Quốc thông báo nghi ngờ nước láng giềng phía bắc đang lên kế hoạch
thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần 4. Vì vậy vẫn còn một chủ đề nữa bao phủ chuyến
công du của ông Obama.
Quân đội Hàn Quốc đang trong tình trạng báo động. Các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc gần đây liên tục tập trận.
Cuộc thử nghiệm hạt nhân cuối cùng mà Triều Tiên thực hiện là hồi tháng 2/2013. Từ tháng 7/2011 tới tháng 2/2012, các nhà chức trách Mỹ đã tổ chức đối thoại trực tiếp với phía Triều Tiên về giải giáp hạt nhân có thể. Vòng đàm phán cuối cùng diễn ra sau khi chủ tịch Kim Jong-il qua đời và kết thúc bằng một thỏa thuận yêu cầu triệt tiêu khả năng tiến hành thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Chưa đầy 3 tuần sau đó, Triều Tiên bị bắt quả tang phóng không thành công một vệ tinh. Sau đó, nước này phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và phóng thử thành công một rocket.
Hiện Mỹ đang tăng cường tập trung vào việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc như một cách đối phó với Triều Tiên. Một quan chức Bình Nhưỡng nói với báo chí rằng nước này không hài lòng với chuyến thăm của Obama, gọi sự kiện đó là "phản động và nguy hiểm" mà sẽ làm "leo thang sự đối đầu và đem đên những đám mây đen chạy đua vũ khí hạt nhân".
Nga
Nga và Trung Quốc - cả hai đều có chân trong Hội đồng Bảo an - là hai chủ thể quốc tế mà Mỹ lo lắng nhất. Với Nga là về quân sự và sự lạnh lùng lâu nay, còn với Trung Quốc là về kinh tế. Mỹ cũng có quá nhiều năng lượng mà nước này có thể tiêu dùng ở nước ngoài, dù có xoay trục hay không.
"Nếu quan hệ Mỹ - Nga lao dốc thì người Trung Quốc sẽ có một đường đi dễ dàng hơn", trích lời Minxin Pei, một học giả của trường Claremont McKenna College khi trả lời phỏng vấn báo New York Times. "Mỹ không thể đủ sức quyết liệt với cả Trung Quốc và Nga cùng lúc".
Về chuyến công du của Obama, Trung Quốc có vẻ an lòng về cách thức chính sách
ngoại giao Mỹ đang mất dần sức mạnh ở phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin
sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 5, và hai nước đang hoàn tất các cuộc đàm phán lâu
nay về các nguồn cung khí đốt và dầu lửa Nga. Trung Quốc cũng hy vọng sẽ phát
triển các dự án năng lượng thay thế ở Crưm.
Thanh Hảo