Những vụ chìm tàu ngầm cho dù tìm ra lời giải đáp hay không vẫn là một cơn ác mộng ám ảnh mọi hải quân. Tuy nhiên, trong những thảm họa đấy cũng có không ít kỳ tích được tạo nên.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Tàu ngầm lớp S của Mỹ, ngày 17/12/1927, Cape Cod, Massachusetts

{keywords}
Xác tàu S-4 sau khi được trục vớt

Tàu ngầm S-4 chìm sau khi đâm phải tàu tuần tra ven biển Paulding. Mũi tàu Paulding xé toạc tàu S-4 khiến nước tràn ngập vào bên trong khoang tàu ngầm. Sáu người đàn ông sống sót được hơn một ngày nhưng những người cứu hộ không thể giải cứu họ vì thời tiết quá dữ dội. Toàn bộ 38 người trên tàu ngầm S-4 thiệt mạng.

Để ngăn các thảm họa tương tự xảy ra, chính phủ Mỹ đã cải thiện các quy định di chuyển và tạo ra các thiết bị cứu hộ cho tàu ngầm như “Momsen Lung và Khoang McCann Rescue”.

Cochino lớp Balao, Mỹ, ngày 25/8/1949, ngoài khơi Na Uy

{keywords}
Tàu Corchino trước khi gặp nạn

Trong một cơn bão, tàu ngầm Cochino không thể điều chỉnh được van thông hơi khi xạc lại các tấm pin, khiến cho khí hydrogen bị quá tải và dẫn đến các vụ nổ.

Lửa làm con tàu tê liệt và sau đó chìm dần. Tàu ngầm Tusk ở gần đó có khả năng cứu tất cả mọi người trên con tàu đang gặp nạn trừ một người đàn ông quá hung tợn. Tuy nhiên, Tusk cũng phải hy sinh mất 6 người khi cứu tàu Cochino.

Vụ tai nạn đã gây sự chú ý và nêu cao tầm quan trọng của việc giám sát mức độ hydrogen và giữ các tấm pin thông hơi trong quá trình nạp lại năng lượng. Vụ việc cũng làm nổi rõ các rủi ro trong quá trình cứu hộ giữa biển khi trời bão.

Tàu K-219 lớp Yankee 1 của Liên Xô, ngày 6/10/1986, phía đông bắc Bermuda

{keywords}
Tàu ngầm lớp Yankee của Liên Xô

Một khoang chứa tên lửa K-219 bị rò rỉ nên nước biển đã phản ứng với nhiên liệu lỏng của tên lửa. Kết quả là một vụ nổ xảy ra và khiến 4 thuyền viên thiệt mạng. Những người khác trên tàu được giải cứu và thuyền trưởng buộc phải làm đắm tàu vì không thể kéo tàu về.

Vụ việc đã đề cao các mối nguy hiểm xảy ra từ việc sử dụng nhiên liệu lỏng cho tên lửa trên tàu ngầm.

Tàu K-123 lớp Alfa của Liên Xô, ngày 8/8/1982, tại biển Barent

{keywords}
Tàu ngầm lớp Alfa của Liên Xô

Liên Xô đã có bài học đắt giá rằng các lò phản ứng hạt nhân sử dụng metal hóa lỏng để làm nguội và các tàu ngầm không thể kết hợp được với nhau. Một cách thức phổ biến hơn để làm nguội các lò phản ứng bằng nước cần một áp suất rất lớn để ngăn nước sôi.

Các hỗn hợp metal lỏng có nhiệt độ sôi cực kỳ cao, do đó nó có thể làm nguội các lò phản ứng mà không cần áp suất cao (gây nguy hiểm), và cung cấp nhiều năng lượng hơn các lò phản ứng nhỏ. Nhưng nó cũng có những khiếm khuyết.

Một lò phản ứng metal lỏng trên tàu ngầm hạt nhân tấn công K-123 có một vết nứt, khiến cho metal lỏng tràn ra ngoài, đông đặc lại và tạo thành một khối lớn hủy hoại các máy móc bên trong lò phản ứng. Chiếc tàu ngầm buộc phải ngừng hoạt động trong suốt 8 năm.

Komsomolets lớp Mike của Liên Xô, ngày 7/4/1989, biển Na Uy

{keywords}
Hình họa sĩ vẽ lại, minh họa cảnh khoang cứu nạn bắn ra khỏi tàu ngầm Komsomolets của Liên Xô

Trong khi tàu ngầm hạt nhân Kosomolet đang hoạt động trên biển, một đám lửa lớn bùng lên trong một khoang của tàu và nhanh chóng lan ra các khoang khác. Điện mất và lò phản ứng ngừng hoạt động. Con tàu trồi lên mặt nước và phát tín hiệu kêu cứu.

Đội thủy thủ quyết định để mặc cho lửa tự cháy trong hai khoang đóng kín, nhưng sức nóng quá lớn đã khiến cho các thiết bị bịt khoang chảy ra và nước tràn vào.

Khi tàu bắt đầu chìm từ phần đuôi, khoảng 50 thủy thủ đã cố gắng trèo lên một chiếc thuyền cứu sinh vốn chỉ chở được 25 người. Nước lạnh giá ở vùng biển Na Uy đã không để cho họ được sống lâu hơn.

Những người còn lại trên tàu ngầm cố gắng thoát ra ngoài trong một khoang rỗng cứu nạn – một tính năng duy nhất chỉ có ở các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô. Khoang này không thể được tháo ra cho tới khi một cú lắc mạnh đã giải phóng khoang này.

Khi khoang này bật lên tới mặt nước, cửa của nó mở ra. Áp lực từ bên trong đã đẩy ra hai người đàn ông và một trong số đó sống sót. Khoang lại nhanh chóng chìm xuống và những người còn lại bên trong đều thiệt mạng.

Trên tàu có tổng thể 69 người, 42 người thiệt mạng, nhưng chỉ có 4 người chết vì lửa và các vụ nổ. Số còn lại bị chết đuối hoặc lạnh. Vụ tai nạn đã nhấn mạnh vào các hiểm họa từ hỏa hoạn trong một tàu ngầm khi đang lặn, cũng như tầm quan trọng của cách ứng phó cứu trợ.

Lê Thu (theo N.G)