Nếu bạn đã lên tuổi ông bà, và có những đứa cháu đang học đại học, thời điểm cận kề kỳ thi của chúng, tỷ lệ tử vong của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Đó là một hiện tượng đã được chứng minh rõ ràng và đăng tải lần đầu tiên trên một tạp chí chuyên ngành có tên là The Annals of Improbable Research. Bài viết được đặt tên “Hội chứng kỳ thi/ ông bà chết” của tác giả Mike Adams tới từ Khoa Sinh học tại đại học Eastern Connecticut State University.
The Annals of Improbable Research – hay còn gọi là AIR – là một tạp chí khoa học hài hước, chuyên đăng “những nghiên cứu làm người ta bật cười nhưng sau đó phải suy ngẫm”. Bạn mỉm cười khi đọc nghiên cứu của Adam về “hội chứng ông bà chết”, nhiều khả năng là vì bạn nhận ra điều đó từ chính trải nghiệm cá nhân.
Vào thời điểm cuối học kỳ hoặc khi kỳ thi tới gần, những sinh viên lười nhác có thể viện cớ này để được giảng viên chiếu cố, gia hạn thêm thời gian nộp bài. Thông thường sẽ không có ngoại lệ, trừ khi một người thân của bạn ra đi.
Một giảng viên chia sẻ, trước tình huống này, họ sẽ có 2 lựa chọn, một là trở thành kẻ hoài nghi, hai là trở thành kẻ ngốc. Kẻ hoài nghi sẽ không tin mọi lý do mà sinh viên đưa ra. Kẻ ngốc thì tin mọi thứ. Làm thế nào để cư xử đúng mực với một sinh viên đang nói dối bạn?
Karen Eifler, phó giáo sư của Trường Giáo dục thuộc ĐH Portland, Oregon đã đề xuất một giải pháp thực tiễn trong một bài viết. “Khi một sinh viên thông báo với tôi rằng người thân của họ vừa mất, ngay lập tức tôi sẽ gửi một tấm thiệp chia buồn cho cả gia đình họ để bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc của mình với sự mất mát đó. Nếu thông tin đó là thật, gia đình sẽ xúc động với hành động ấy. Nếu câu chuyện là giả, sinh viên đó sẽ có một lời giải thích khó khăn với những người thân của mình. Và việc đó có thể sẽ khiến họ không lặp lại lần sau”.
Một biện pháp dài hơi và tốt hơn là xem xét nguyên nhân của hội chứng này và giải quyết những căng thẳng mà sinh viên đang trải qua.
Trong bài viết của mình, David Gooblar, giảng viên ĐH Iowa khẳng định rằng, những quy định nghiêm ngặt và không cho phép bất cứ ngoại lệ nào có thể “báo hiệu cho sinh viên biết rằng tuân thủ các quy tắc quan trọng hơn bất kỳ mục tiêu học tập nào khác”. Gooblar cũng muốn xây dựng một cộng đồng học tập mang tính hỗ trợ và gắn kết cho các sinh viên của mình.
Ví dụ, ông cho phép sinh viên đặt ra các quy định về việc sử dụng thiết bị trong lớp học. Mục đích của việc này là để sinh viên có ý thức tuân thủ các quy định hơn khi bản thân họ có tiếng nói trong việc đặt ra các quy định. Ông viết: “Chúng ta cũng nên làm cho sinh viên tin tưởng chúng ta hơn nếu có thảm kịch nào đó xảy ra với họ - có thể là người thân trong gia đình mất, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi tìm tới chúng ta và giải thích lý do tại sao họ lại cần thêm thời gian”.
Nguyễn Thảo (Theo Johns Hopkins University)
Nhiều trẻ gốc Việt ở Mỹ áp lực sau cái chết của cậu bé 15 tuổi
Trẻ người Mỹ gốc Việt thường bị nhiều áp lực về học hành hơn so với trẻ người Mỹ bản địa. Bố mẹ các em đa phần phải lao động hơn 40 tiếng/tuần, thời gian dành cho con cái không nhiều.
Ông bố vui tính dùng nồi cơm điện chế "máy phát hiện nói dối" để dạy con
Ông bố trong clip khiến nhiều bậc phụ huynh không nhịn được cười vì đã sáng chế ra chiếc máy phát hiện nói dối bằng... nồi cơm điện.
Facebook phát triển trí tuệ nhân tạo biết nói dối để đạt mục đích
Các nhà nghiên cứu Facebook vừa phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mới, biết nói dối để đạt được những gì nó muốn.
Khoa học chứng minh ‘Mẹ yêu các con như nhau’ là lời nói dối
Sống trong một gia đình đông anh em, bạn thường nghe cha mẹ nói rằng họ yêu tất cả các con như nhau. Nhưng thực tế, luôn có một đứa trẻ được ưu ái hơn những đứa khác.
Những lời nói dối vô duyên nhất trong ngày Cá tháng Tư
Cá tháng Tư (1/4) là dịp để mọi người đùa giỡn thoải mái với nhau. Nhưng đôi khi, lời nói dối quá đà lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng.