Những năm 1998- 2000, người dân mới biết đến H- một căn bệnh thế kỉ. Người mắc H nhiều lúc cũng bất lực, buông xuôi vì đeo bản án tử hình lơ lửng trên đầu. Làng trên, xóm dưới chẳng thiếu ánh mắt xăm xoi, kì thị ghê gớm.
Nhưng, đó là chuyện cũ; còn bây giờ nhiều thứ
đã đổi thay, họ đã gột rửa được những chán chường bi lụy và có niềm vui sống
mới. Và ở bên cạnh, cộng đồng luôn rộng mở, sẻ chia.
Những người một thời đã trót lầm lỡ, họ đã thấu hiểu những nỗi đau, sự mất
mát và cả nỗi kinh hãi khi dính phải “bản án tử hình” là ma túy và HIV.
Họ đã nhận ra sai lầm của mình, lạc quan yêu đời, làm ăn lao động, nuôi con cái học hành tử tế và hòa nhập cuộc sống và cộng đồng.
Họ đã công khai danh tính để cùng nhau tránh lây nhiễm. Mới đầu cũng khó khăn lắm vì ít nhiều có tâm lí mặc cảm, tự ti trước mọi người nhưng được sự tuyên truyền của chính quyền đại phương về tác hại và những kiến thức về bệnh H nên đã dần dần nhận ra và cho là đúng.
Theo anh Đỗ Văn Trường, Trưởng Trạm Y tế xã Liên Hòa, trước đây, những người nhiễm H thường giấu bệnh, ngại ngần khi đi khám, xét nghiệm nhưng bây giờ, họ đã hiểu ra, rất tích cực đến trạm y tế xã điều trị, lấy thuốc để chữa những căn bệnh nhiễm trùng cơ hội do virut HIV gây ra.
Anh Đỗ Văn Trường- Trưởng trạm Y tế xã Liên Hòa mừng vì từ năm 2008 đến nay con số người nhiễm H ở làng Bến không tăng thêm... |
Yêu thương nơi “miền đất dữ”
Hiện tại, câu lạc bộ có 34 thành viên trong đó gồm có 33 người đang nhiễm H và một cô y tế thôn bản tự nguyện tham gia nhóm để cận kề quan tâm sát sao hơn với những người bệnh.
Anh Lê Văn Nguyên- trưởng nhóm đồng cảm không
ngần ngại chia sẻ: “Bản thân mình là người nhiễm H, phải tuyên truyền để làm
sao mọi người thấy được hậu quả ghê gớm khi nhiễm phải căn bệnh này, để có
cách phòng chống lây nhiễm hậu quả”.
Tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương, anh Nguyên còn là cộng tác
viên sôi nổi tuyên truyền về căn bệnh H khi có chiến dịch do Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS của tỉnh phát động.
Trong câu chuyện, anh ít nhắc đến chuyện buồn đã qua từ 10 năm về trước mà nhắc nhiều đến chuyện làm ăn, chuyện học hành con cái. Anh đi làm thuê ở các lò gạch trong làng, tranh thủ nuôi lợn, gà để kiếm thêm thu nhập.
Rất may, trong gia đình chỉ mình anh Nguyên nhiễm H, vợ và hai đứa con đi xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Hai vợ chồng chịu thương, chịu khó làm lụng nuôi đứa nhỏ còn đang đi học, còn đứa lớn đã đi làm ăn xa.
Cuộc sống kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn trước.
Không chỉ có câu lạc bộ đồng cảm, ở làng Bến còn có nhóm “Bạn tình âm tính” (chồng nhiễm H, vợ không nhiễm H) gồm có 15 thành viên do chị Bùi Thị Lự- vợ anh Nguyên làm trưởng nhóm.
Sự yêu thương, chia sẻ của những người vợ với
người chồng nhiễm H luôn vô cùng ý nghĩa, để xây dựng mái ấm gia đình, có
biện pháp phòng chống lây nhiễm H hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Minh- chủ tịch xã Liên Hòa cho biết: Ở làng Bến bây giờ, không
có chuyện người dân kì thị, xa lánh với người nhiễm H mà họ đều nhận được sự
yêu thương đùm bọc của hàng xóm, láng giềng.
Với những người bệnh, họ đã xác định sống chung với bệnh, xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng. Ngày Tết, người dân đến nhà người bệnh chúc tết gia đình, vợ chồng con cái họ.
Ngày mùa, mọi người cày cấy, gặt hái đỡ đần nhau rồi ngồi nghỉ ngơi trò chuyện thân mật như không hề có khoảng cách với người nhiễm H. Hàng ngày, hầu hết họ vẫn ra lò gạch đầu làng lao động bình thường với tiền công 80 ngàn đồng/ ngày.
Tính ra, một tháng cũng được hơn 2 triệu
đồng, chắt chiu cũng đủ trang trải cuộc sống.
Hàng ngày, hầu hết họ vẫn ra lò gạch đầu làng lao động bình thường với tiền công 80 ngàn đồng ngày. |
Ông
Đỗ Bảo Điền, Bí thư Đảng ủy xã Liên Hòa cho biết: “Có được kết quả đó, thành
công rất lớn do mô hình phòng chống H hiệu quả của địa phương. Được sự quan
tâm của chính quyền xã cùng Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh giúp đỡ,
theo định kì mỗi tháng xuống Trung tâm Y tế dự phòng của tỉnh nhận thuốc
miễn phí; luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt được hỗ trợ giống lúa, cho vay
vốn để làm ăn…”.
Cuộc sống của hơn 30 gia đình có người nhiễm H ở làng Bến- Liên Hòa đã không
còn những xáo trộn như trước. Một vài căn nhà đã được dựng lại khang trang.
Đầu làng, lò gạch ven sông lúc nào cũng nhộn nhịp người lao động.
Nhìn cảnh này, tôi cảm giác dường như ở nơi
đây, chưa từng có cơn bão “ết” đi qua….