Hai ngày mùng 7 và mùng 8 Tết, các hội sưu tầm cổ vật tưng bừng, rộn rã gặp mặt trong những phiên đấu giá, người tung kẻ hứng trong niềm vui bất tận với những đồ cổ quý hiếm...
- Đầu xuân, hai ngày mùng 7 và mùng 8 Tết, các hội sưu tầm cổ vật
tưng bừng, rộn rã gặp mặt trong những phiên đấu giá, người tung kẻ hứng trong niềm vui
bất tận với những đồ cổ quý hiếm...
Mỗi năm, các hội sưu tầm cổ vật lại chọn một vùng, một địa điểm để tụ hội, cùng trưng bày, triển lãm và bán đấu giá những thứ cổ vật quý hiếm mà họ sưu tập được. Riêng hội cổ vật Thiên Trường thì xuân nào cũng chọn thành phố cổ kính Nam Định để giao lưu.
|
Khách khứa săm soi những món đồ trưng bày ở Hội cổ vật Unesco (trưng bày tại khuôn viên bảo tàng Nam Định)
|
Phố nhỏ thành Nam như rộn rã hẳn lên bởi tấp nập người xe đến từ nhiều
vùng miền. Các "đại gia" đổ về từ Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái
Bình, Quảng Ninh... Ông Hinh (Nam Định), ông Trung (Hải Phòng), bà Tú Oanh (TP HCM)... Có cả những nhà sưu tập từ Trung Quốc, như ông Lý, cũng biết
tiếng tìm sang chọn mua đồ. Tùy theo giá trị và hiện trạng của từng cổ
vật mà định giá, song mỗi món đồ đều được bán ra với giá trị từ vài chục
triệu đồng trở lên.
Giao dịch giá trị rất cao nhưng đối với người chơi cổ vật, việc bán mua, lời lãi không quan trọng lắm mà yếu tố tiên quyết là có duyên gặp được và giữ được món đồ nào trong tay. Tình yêu cổ vật khiến các "đại gia" thường mua vào thì nhiều chứ bán ra rất ít. Giữ đồ cả năm, đến khi bán đi, cũng chẳng chênh lệch là bao.
|
Trưng bày ở Hội cổ vật Thiên Trường |
|
Mỗi người một sở thích chọn đồ |
|
Người bán và người mua đều rất vui |
Dân chơi đồ cổ vốn dĩ rất tinh tường nên không thể nào mua một bán mười
theo kiểu vừa mới trao tay giá này mà đã bán ngay cho người mua giá khác
cao hơn nhiều lần. Đấy là chưa kể tuổi nghề chưa cao thì còn
phải chịu tình trạng chịu lỗ nếu chẳng may vì "mắt mờ" mà mua phải đồ ít
giá trị.
Bởi vậy, các phiên đấu giá cho dù rất "xôm", rất "nóng" nhưng cũng chỉ
mang tính chất tượng trưng là mua bán lấy may đầu năm. Việc gặp gỡ các
bạn chơi trong hội và thăm thú các hội khác để cùng nhau thưởng lãm
những món đồ được lựa chọn mà mỗi người đã mang theo mới là niềm vui lớn
nhất.
|
Giới thiệu cổ vật trong phiên đấu giá |
|
Những gương mặt chăm chú theo dõi từng món đồ |
|
Hưởng ứng nhiệt tình ngay cả khi người mua được là người khác |
|
Theo dõi cho đến những phút cuối cùng vẫn nóng bỏng
|
|
Một chiếc điếu bát được rất nhiều người yêu thích
|
|
Giá bán cuối cùng của chiếc điếu bát cổ là 40 triệu đồng |
|
Một chiếc nậm rượu được nhiều ông khách tâm đắc
|
|
Lật lên lật xuống xem kỹ niên hiệu Quang Tự nhà Thanh
|
|
Hoa văn Sen biểu trưng cho sự thanh tao, cao quý
|
|
Cuối cùng, món đồ được bán ra với giá 20 triệu đồng
|
|
Nhiều món đồ có giá lên tới vài ba trăm triệu. Món đồ đắt
nhất được bán ra từ phiên đấu giá đầu xuân Nhâm Thìn ở thành phố Nam
Định là một pho tượng Phật Di lặc, giá 75 triệu đồng.
|
|
Tuy không phải món
đồ nào cũng "hoành tráng" như thế, nhưng mỗi người một sở thích lựa đồ,
ngay cả những món nhìn tưởng là rất đơn giản như mấy chiếc bát đĩa cổ
cũng không hề rẻ.
|
Sau khi tham gia các phiên đấu giá, các "đại gia" đồ cổ lại tấp nập
người xe xuôi về chen chân ở chợ Viềng, bày đồ quý hiếm cho hàng vạn người chen
lấn ngắm nghía, trả giá, bán mua.
Chợ Viềng mỗi năm mỗi thêm đông, cho dù hàng
hóa cũng lộn xộn mới cũ nhiều hơn chứ không còn thuần túy như thuở khai sinh, là đem đồ cũ đang dùng ra bán, nhưng
thói quen đi chợ Viềng mua bán lấy may mỗi dịp đầu xuân vẫn là nét văn hóa đẹp của người
dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bài và ảnh:
Minh Thành