Thoát nghèo nhờ lộ thông 

Gia đình anh Phượng Quầy Lụa, thông Nă Qua, xã Tân Nam, (Quảng Bình, Hà Giang)  là hộ nghèo đã mấy năm nay. Dù rất cố gắng làm ăn, song cái nghèo vẫn mãi đeo bám.

Thế nhưng, từ khi có đường bê tông liên thôn, anh đi đâu và làm gì cũng tiện, các con của anh đến trường cũng đỡ vất vả, không còn lấm lem bùn đất. Đặc biệt, anh đã tận dụng cơ hội này để trồng chè rồi tự mở xưởng, mua sắm máy móc để sản xuất các loại chè khô, chè vàng.

Vào thời điểm thu hoạch chính vụ, mỗi ngày, xưởng của anh Lụa thu mua từ 1 - 1,2 tấn chè búp tươi. Giá chè búp tươi đạt 11 - 13 nghìn đồng/kg, cao gấp đôi so với trước. Hầu hết chè làm ra đến đâu, thương lái vào tận nơi tiêu thụ đến đó, giá bán theo thị trường, không bị ép giá.

“Tính trung bình, lợi nhuận đạt 80 triệu đồng/năm, giúp gia đình tôi có việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Có thể nói, nhờ có con đường mới đã giúp chúng tôi vươn lên thoát nghèo đói, xây dựng đời sống ngày càng ấm no, tiến bộ”, anh nói.

{keywords}
Nhờ đường liên thôn mà người dân thoát cảnh nghèo đói.

Được biết thôn Nặm Qua có 77 hộ dân sinh sống, đa số là dân tộc Dao, Tày. Bà con chủ yếu phát triển kinh tế nhờ trồng cây Thảo quả với diện tích 117 ha; chè Shan tuyết 60 ha và chăn nuôi trâu, dê với tổng đàn trên 500 con.

Những năm trước, các tuyến đường vào thôn đều là đường đất, mùa mưa trơn trượt, lầy lội, gây cản trở việc đi lại của nhân dân. Từ khi có con đường mới, các sản phẩm chủ lực có giá bán cao hơn, quá trình vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất dễ dàng, thuận tiện, giảm chi phí cho người dân.

Nhiều chính sách mới 

Là xã vùng cao, địa hình có độ dốc lớn, giao thông đi lại giữa các thôn gặp khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã Tân Nam, (Quảng Bình, Hà Giang) tương đối cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, giá trị sản phẩm trong nông nghiệp đạt thấp.

Từ 2015, Chương trình giảm nghèo bền vững dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) chính thức được triển khai vào địa bàn xã, quy mô 12/12 thôn, và 663 hộ hưởng lợi trực tiếp, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 6 tỷ đồng.

Thông qua 2 hợp phần, gồm: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường và đầu tư hàng hóa phù hợp với người nghèo đã huy động tối đa sự tham gia của người dân vào tất cả các phần việc từ quy trình lập kế hoạch ở cấp thôn, bản; hình thành các nhóm cùng sở thích (CIG), nhóm tín dụng tiết kiệm; các mô hình kinh tế tiêu biểu và xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Dự án góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 61,8% năm 2015 xuống còn 38,9% năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Huy, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nam khẳng định, Sau chặng đường nỗ lực thực hiện Chương trình CPRP, diện mạo xã Tân Nam đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, những con đường mới mở kiên cố đã thỏa nỗi mong chờ bấy lâu nay của đồng bào. Từ đây, nhiều hộ đã biết cách làm ăn, buôn bán, đưa những mô hình kinh tế hay, hiệu quả vào đồng đất quê hương.

Nguyễn Thảo
Ảnh: Hoài Linh