Trong khi người dân khắp nơi nô nức đi sắm sửa để đón một năm mới trang hoàng thì ở một góc chợ Đông Ba, TP.Huế, bà Văn Thị Nở (48 tuổi), trú tại TP Huế và những người bốc vác vẫn phải nằm co ro trên chiếc xe kéo hàng, chờ hàng về để bán sức lao động.
TIN BÀI KHÁC
Đốt tiền đua chơi độc ngày Tết
Hồng hạc về chùa Việt trên đất Phật
Rộn ràng chợ phố, chợ quê đón Tết
Có một kho tàng tranh Trịnh Công Sơn
Nghề trời thương
Trong cái lạnh về đêm cuối năm, những người làm nghề bốc vác luôn miệt mài với công việc của mình. |
Chiếc xe tải 7 tấn chở đầy tỏi từ vùng Lao Bảo (Quảng Trị) là chuyến hàng đầu
tiên vào bến đêm hôm đó. Hơn 20 người có nam lẫn nữ phân công nhau, người nhảy
lên xe chuyển hàng xuống, người đứng dưới xếp hàng lên xe kéo để đưa vào kho
cách đó cả cây số.
Bà Nở sức yếu nên được phân việc kéo hàng vào kho. Xe kéo chất đầy những bao tỏi
50 kg, bà Nở đứng trước kéo, một người phụ nữ đi phía sau đẩy đi. Quãng đường
đẩy hàng vào kho đầy ổ gà và nước thải lênh láng, khiến họ phải còng lưng dùng
hết sức mới đẩy nổi chiếc xe lăn đi chậm chậm
Gần một tiếng sau, xe tải tỏi mới được bốc hết. Chưa kịp nghỉ ngơi, họ lại lao
vào bốc xe tải 10 tấn chở hoa quả từ miền Bắc vào, rồi tiếp đến bốc xe tải chở
rau, chở cà phê, chở chuối… vào bến. Những người bốc vác lầm lũi làm việc, họ
quên đi cái lạnh cắt da, cắt thịt.
Bà Nở cho biết, đội quân bốc vác làm việc hai ca, mỗi ca chia làm 24 giờ đồng hồ
và bắt đầu từ 6 giờ sáng hôm nay đến 6 giờ sáng hôm sau mới kết thúc để nhường
ca lại cho những người khác. Khi được hỏi về nỗi gian truân nghề nghiệp, bà Nở
nói rằng: “Đây là nghề trời nuôi, là cái nghề phải ăn chạy, nằm đất”.
Theo lý giải của bà, “nghề trời nuôi” là những người làm ở đây ít khi bị đau ốm;
còn “nghề ăn chạy, nằm đất” là vì mỗi lần tới bữa phải vừa ăn vừa chạy để bốc
hàng, đêm đêm nằm dưới đất, lấy bao tải làm mền chờ xe hàng tới.
“Tôi làm cái nghề này 17 năm rồi mà ít đau ốm lắm, trời thương cho sức
khỏe, nếu yếu ớt thì xem như bỏ, không làm được đâu. Cách đây vài năm không có
xe kéo, hàng phải bỏ lên gánh mà gánh đi thôi, mỗi ngày một người gánh đến vài
ba tấn hàng, đi cả trăm cây số là ít”, bà Nở kể.
Bà Nở có 4 người con, nhưng tất cả đều không được đi học, nay con trai thứ nhì
lại theo nghiệp mẹ ở khu chợ này để nuôi vợ con. Anh Huỳnh Ngọc Phước, con trai
bà Nở, tâm sự: “Nghề này vất vả lắm nhưng cũng phải làm vì công việc không có.
Nghề này chỉ làm đủ ăn thôi chứ không nuôi nổi ai cả”.
Tết đạm bạc
Trời tờ mờ sáng, những người làm nghề bốc vác về nhà nghỉ ngơi, nhường cho ca
khác vào làm. Trong căn nhà chờ, họ cùng nhau chia tiền sau một ngày đêm làm
việc cực nhọc. Khoản tiền cũng chẳng là bao, người nhiều nhất được 150.000 đồng,
ít thì chỉ được 50.000-70.000 đồng.
Cầm xấp tiền lẻ trên tay, bà Nguyễn Thị Xuân (65 tuổi, trú phường Phú Hiệp, TP
Huế) không khỏi lo toan: “Cuối năm rồi, cũng muốn đi sắm sữa ít đồ, nhưng còn
phải để tiền ăn uống nữa vì ra giêng xe hàng ít, thu nhập thấp. Người ta đi sắm
Tết vài chục triệu, chúng tôi thì chỉ cần vài trăm ngàn mua gói mứt, ít kẹo bánh,
đồ ăn… rứa là xong”.
Xe hàng vào bến, bà Xuân lọ mọ chui ra khỏi chiếc bao tải để đi làm việc. |
Ở khu bốc vác chợ Đông Ba, bà Xuân là người cao tuổi nhất và có thâm niên lâu nhất, trên 35 năm. Chồng bà đạp xích lô, 8 đứa con đã lập gia đình nhưng vì cuộc sống khó khăn cũng chẳng thể giúp được bà.
“Nghỉ làm rồi biết lấy gì mà ăn, chắc tôi phải gắng thêm vài năm nữa chú à” - bà Xuân trầm ngâm nói
Tết cận kề, bà Xuân cũng không biết mình có thể mua được thứ gì không. Bà kể rằng, mỗi ngày chỉ làm đủ cho hai vợ chồng ăn uống qua ngày, tiền thuốc thang cho chồng, rồi bao nhiêu khoản lặt vặt khác nữa.
“Ổng lúc trước đạp xích lô cũng có tiền lắm, nhưng từ khi nhổ răng về bị
động kinh phải ở nhà luôn, chẳng làm lụng được gì hết. Hàng ngày phải tốn vài ba
chục ngàn mua thuốc nữa” - bà Xuân kể về chồng mình.
Cũng như mọi người ở đây, Tết đối với gia đình bà Phạm Thị Khánh (47 tuổi, trú
phường Phú Hiệp, TP Huế) cũng rất đạm bạc. Bà Khánh tâm sự: “Từ khi vào làm
nghề đến giờ cũng được 10 năm rồi, nhưng chưa có Tết nào tôi đủ tiền đi mua đồ
về ăn Tết. Khá lắm cũng chỉ làm được mâm cơm cúng tối 30, một ít nhang vàng mã
cúng tổ tiên, con cái cũng chẳng có bộ quần áo mới đi chơi Tết. Phải dành tiền
chi dùng sau Tết”.
Còn anh Trần Quang (38 tuổi, trú phường Phú Bình, TP Huế), sau khi nghỉ làm vào
chiều 30 Tết sẽ tranh thủ đi mua sắm ít bánh kẹo, chai rượu về tiếp bạn bè,
người thân...
(Theo NLĐ)