Độc đáo trại nuôi cua biển trong hộp nhựa đầu tiên ở Hà Tĩnh

Hiện nay, mô hình nuôi cua biển trong nhà tại Việt Nam còn khá mới lạ. Người dân chưa dám mạnh tay đầu tư vì hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, đầu tư cơ sở vật chất. Mới đây, tại Hà Tĩnh, đã xuất hiện mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vợ chồng anh Phạm Thanh Sơn (SN 1984) và chị Phan Thị Lý (ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư hơn 700 triệu đồng nuôi cua biển trong hộp nhựa. Báo Tiền Phong cho biết, đây là mô hình nuôi cua trong nhà đầu tiên tại địa phương này, tạo hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản. Việc áp dụng công nghệ nuôi này sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như giám sát được con giống, nguồn thức ăn và chất lượng thịt cua.

Trại nuôi cua nước lợ của vợ chồng anh Sơn rộng hơn 600m2, thả nuôi 1.200 con với nhiều kích cỡ khác nhau trong 600 hộp nhựa… Chủ trại cho biết, hơn 1 tháng được nuôi trong hộp nhựa, lứa cua đã sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, đạt hơn 90%. Khoảng 10-12 ngày tới, trại sẽ thu hoạch hơn 500 con, trung bình 3-4 con/kg. Tính ra thu về khoảng hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 70 triệu đồng.

Nuôi toàn cá quý hiếm trên sông, người phụ nữ miền Tây thu bộn tiền

Chị Phụng bắt cá hô trên bè (Ảnh: NVCC)

Tốt nghiệp ngành sư phạm và có thời gian gắn bó với nghề giáo nhưng chị Võ Thị Hoa Phụng (34 tuổi, Vĩnh Long) quyết định nghỉ việc để cùng gia đình nuôi cá bè. “Gia đình tôi có truyền thống nuôi cá hơn 20 năm. Trước đây, chủ yếu nuôi cá diêu hồng nhưng do giá bấp bênh nên khoảng 7 năm gần đây, tôi quyết định chuyển sang nuôi các loài cá quý hiếm, đặc sản”, chị Phụng chia sẻ.

Theo chị Phụng, thị trường tiêu thụ các loài cá đặc sản luôn ở mức ổn định, không lo bị “bể chợ” như nuôi cá diêu hồng hay cá tra. Hiện gần 40 bè của chị Phụng nuôi các loài cá quý hiếm, đặc sản như: cá hô, vồ cờ, trà sóc, mè hôi, cóc… Mỗi năm, trừ hết chi phí, chị Phụng thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ các bè cá.

Chị Phụng cho biết cá có kích thước càng lớn thì thịt càng ngon nên giá trị càng cao. Chị Phụng cho rằng người nông dân để thành công trong nghề nuôi cá đặc sản cần nắm vững kỹ thuật và phải có thị trường trước khi thả giống.

Loại cá phát ra tiếng kêu rất lạ, trước rất rẻ, nay thành đặc sản đắt đỏ

Cá heo đuôi đỏ (còn gọi là cá heo nước ngọt) là đặc sản nổi tiếng của tỉnh An Giang. Sở dĩ loại cá này có tên gọi như vậy là bởi khi được bắt lên khỏi mặt nước chúng phát ra tiếng kêu éc éc giống con heo.

Loại cá này có thân mình hơi xanh bóng, đuôi màu đỏ cam, đầu có 2 ngạnh nhọn. Con lớn nhất có chiều dài khoảng 10cm. Trong tự nhiên, cá heo nước ngọt thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 7-10 âm lịch, trên sông Hậu và sông Tiền.

Cá heo nước ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng vì thịt cá thơm ngon, da dày, rất béo. Trước đây cá heo rất rẻ, chỉ vài chục nghìn/kg. Giờ đây, cá heo thương phẩm thu hoạch trái mùa có giá lên tới 400.000-450.000 đồng/kg, giá bán tại nhà hàng là 500.000-550.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 800.000 đồng/kg.

Cây sanh cổ 10 tỷ đồng dáng lạ

Trong Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề, sinh vật cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội năm nay có hàng trăm cây cảnh với thế độc, lạ có giá trị tiền tỷ được trưng bày. 

Siêu phẩm "Cây sanh lá móng cổ" (Ảnh: Dân Việt)

Nổi bật trong đó là siêu phẩm "Cây sanh lá móng cổ" của anh Phí Công Yên ở Hà Nội. Theo Dân Việt, siêu phẩm mang tên "Cây sanh lá móng cổ" của anh Yên được nhiều người đánh giá là cây cảnh quý hiếm nhất nhì với nhiều kiểu dáng đẹp, lạ và bắt mắt.  Chủ nhân tiết lộ giá "Cây sanh lá móng cổ" này lên tới gần 10 tỷ đồng.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giớiGiá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới, nông sản Việt tìm chỗ đứng tại thị trường Anh, giá điện chắc chắn sẽ điều chỉnh, kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương... là những thông tin kinh tế đáng chú ý tuần qua.