Ống hút làm từ cỏ bàng của Trần Minh Tiến. |
Cùng với xu hướng bảo vệ môi trường, Trần Minh Tiến, 32 tuổi (Long An) đang là ông chủ của một cơ sở sản xuất ống hút làm từ cỏ có thể tái sử dụng và phân huỷ được.
Sinh ra từ làng quê - nơi mà loại cỏ bàng mọc hoang đầy xung quanh nhà, Tiến nảy ra ý tưởng khởi nghiệp từ chính cây cỏ.
Hái cỏ về, Tiến cùng các nhân công của mình cắt cây cỏ thành các đoạn dài bằng nhau, sau đó cho vào lò sấy khô, rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày.
Bắt đầu sản xuất ống hút làm từ cỏ từ năm 2017, hiện tại cơ sở của Tiến cho ra lò khoảng 3.000 ống hút mỗi ngày, thu về khoảng 9 triệu đồng/ tháng lợi nhuận. Hạn sử dụng của những chiếc ống hút này là khoảng 6 tháng.
Trần Minh Tiến, 32 tuổi, ông chủ cơ sở sản xuất ống hút cỏ |
Tiến cho biết, hiện tại nguồn cung cỏ bàng ở Việt Nam có giới hạn trong khi chúng ta là quốc gia ô nhiễm nhựa biển đứng thứ 4 thế giới theo nghiên cứu của ĐH Georgia vào năm 2015.
‘Tôi nảy ra ý tưởng làm ống hút cỏ để thay thế cho ống hút nhựa, góp phần giảm thiểu thiệt hại mà chúng gây ra cho môi trường’ - Tiến chia sẻ.
Mặc dù nhu cầu sử dụng ống hút làm từ cỏ tăng lên nhưng anh cho biết rất thận trọng với việc mở rộng quy mô sản xuất.
‘Ngay từ khi bắt đầu, tôi đã biết rằng việc thu hoạch có thể không bao giờ vượt quá được tốc độ sinh sản tự nhiên của cỏ’.
‘Thiên nhiên cũng phải có thời gian để phục hồi’ - Tiến nói.
Lê Hồng Phúc, một sinh viên ở Hà Nội chia sẻ: ‘Tôi nghĩ rằng việc chuyển từ ống hút nhựa sang ống hút làm từ cỏ là một xu hướng tích cực, nhưng sẽ mất một thời gian để mọi người quen với nó’.
Dưới đây là chùm ảnh do tờ Reuters đăng tải về quy trình sản xuất ống hút cỏ của Tiến.
Tiến đi hái cỏ hoang ngoài đồng |
Những cây cỏ được chọn lựa cẩn thận để phù hợp với việc làm ống hút |
Cỏ được cắt thành những đoạn bằng nhau |
Khâu vệ sinh bên trong ống hút |
Phơi khô ngoài trời |
Ống hút cỏ được đóng gói tại cửa hàng. |
Chàng trai khởi nghiệp kiếm tiền tỷ năm nào cũng đi thi đại học
SN 1987, Nguyễn Văn Mão có sự nhạy bén với kinh doanh, chất lãng mạn của một nghệ sĩ thổi sáo và nhiều nét mơ mộng của một chàng sinh viên.
Nguyễn Thảo (Theo Reuters)