- Sau 18 năm đến Việt Nam, Nestle có số lỗ luỹ kế tới hơn 30 triệu USD. Mới đây, sau cuộc thanh tra giá sữa, DN này còn bị phát hiện nhiều khoản chi khổng lồ khó hiểu, đặc biệt là "chi hộ" không đúng luật lên tới 60 tỷ đồng.

Hào phóng trả tiền marketing hộ hơn 60 tỷ

Cách đây 1 tuần, Thanh tra Bộ Tài chính đã chính thức gửi công văn tới Công ty TNHH Nestle có ý kiến về những khoản chi hộ cho đối tác một cách bất hợp lý. Tổng số tiền chi hộ này lên tới hơn 60,2 tỷ đồng.

Cụ thể, tại đợt thanh tra 5 doanh nghiệp sữa từ 11/3 đến 11/4, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện, Neslte đã ký thoả thuận chia sẻ chi phí quảng cáo đối với Công ty Tetra Pak South East Asia Pte, là một công ty tại nước ngoài. Số tiền mà Nestle đã bỏ ra cho đối tác làm marketing lên tới hơn 27,1 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 39 của Luật Quảng cáo, các "tổ chức cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện".

Thanh tra Bộ Tài chính đã kết luận, Neslte làm không đúng quy định của Luật Quảng cáo, bởi các ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty không có chức năng thực hiện kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Do vậy, Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu Công ty Nestle Việt Nam dừng ngay việc chi hộ và thoả thuận chia sẻ phí quảng cáo trên.

Trường hợp công ty nước ngoài Tetra Pak South East Asia Pte có nhu cầu thực hiện các chiến dịch marketing, quảng cáo tại Việt Nam thì cần phải trực tiếp thực hiện với các đơn vị có chức năng này.

{keywords}

Mới đây, Nestle bị phát hiện nhiều khoản chi khổng lồ khó hiểu, đặc biệt là "chi hộ" không đúng luật lên tới 60 tỷ đồng.

Khoản chi hộ thứ 2 lên tới 23,3 tỷ đồng của Nestle là dành cho Nestle S.A- một chương trình phát triển bền vững cây cà phê. Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu công ty phải căn cứ các ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện lập hoá đơn giá trị gia tăng theo quy định và điều chỉnh hạch toán thu nhập và chi phí tương ứng đối với các hoạt động thuộc thoả thuận của Chương trình này, đảm bảo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

Trước đó, theo công bố của Bộ Tài chính, Nestle đã chi vượt quảng cáo tiếp thị mức so với quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là 67 tỷ đồng. Con số chi hộ quảng cáo, marketing cho đối tác trên gần bằng đúng con số chi vượt mức quy định này.

Ngoài ra, Nestle còn bị phát hiện một khoản chi tốn kém khác với giá trị số tiền khổng lồ là phí bản quyền. Năm 2013, theo báo cáo của công ty, Neslte đã xác định và thanh toán cho Societe Des Produits Neslte S.A- Công ty chủ sở hữu bản quyền và các khoản tương tự của nhãn hàng sản phẩm của Tập đoàn Nestle số tiền lên tới 273,551 tỷ đồng.

Giá trị phí bản quyền và các khoản tương tự được xác định là 5%/giá bán tịnh cho toàn bộ sản phẩm bán ra của Công ty trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm bán ra này bao gồm cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, trong đó, doanh thu hàng nhập khẩu năm 2013 chiếm tới 21% trên tổng doanh thu.

Theo báo cáo với Thanh tra Bộ Tài chính, Nestle đã thực hiện đóng thuế nhà thầu cho các khoản chi trên. Đồng thời, công ty không thực hiện tính phí bản quyền và các khoản tương tự trên vào giá trị tính thuế của hàng nhập khẩu số tiền là 57,445 tỷ đồng như khoản điều chỉnh cộng vì không đủ điều kiện theo Thông tư 205 của Bộ tài chính.

Liên quan vấn đề này, hiện Tổng cục Hải quan đã làm việc với Neslte và chưa có kết luận chính thức. Thanh tra Bộ Tài chính đã yêu cầu Neslte cần cung cấp đầy đủ số liệu, tình hình cho Tổng cục Hải quan xem xét để ra kết luận đúng quy định của pháp luật.

Lỗ luỹ kế hơn 30 triệu USD

Tại Việt Nam, Neslte là thương hiệu đồ uống dinh dưỡng nổi tiếng quen thuộc. Đến Việt Nam từ năm 1995, công ty đã tung ra hàng loạt các nhãn hiệu đồ uống thông dụng như cafe hoà tan Nestcafe, thức uống cacao bổ dưỡng Milo, trà chanh Nestea, và đặc biệt là các nhãn hiệu sữa Nan và Lactogen dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tuy nhiên, cuối năm ngoài, kết quả kinh doanh được bật mí là con số thua lỗ tới hơn 30 triệu USD. Theo báo cáo tài chính của công ty Neslte, số lỗ này là lỗ luỹ kế tính đến năm 2012.

{keywords}h

Sau 18 năm đến Việt Nam, Nestle có số lỗ luỹ kế tới hơn 30 triệu USD

Trong 18 năm hoạt động ở Việt Nam, Nestle chỉ kinh doanh có lãi trong 4 năm là các năm 2007, 2008, 2011, 2012. Đáng chú ý, trong một chuỗi thời gian có lãi như vậy, Neslte lại có tới 2 năm giữa chừng là 2009-2010 bị lỗ.

Thông tin gần đây nhất là, dù lỗ, Neslte vẫn có những kế hoạch mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Chẳng hạn như việc mở thêm một nhà máy mới với số vốn 230 triệu USD ở Đồng Nai, đưa tổng vốn đầu tư của Nestle tại Việt Nam lên tới 466 triệu USD.

Tuy nhiên, trao đổi mới đây đại diện Ban cải cách Thuế, Tổng Cục Thuế cho biết, số lỗ khủng trên 30 triệu USD là theo báo cáo tài chính của công ty. Khi báo cáo quyết toán thuế, căn cứ theo các quy định của Luật thuế thì hãng này phải điều chỉnh, loại bỏ các khoản chi phí không đúng quy định, không được tính vào thu nhập chịu thuế nên kết quả quyết toán với cơ quan thuế theo năm là lãi. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà hãng này đã nộp khoảng hơn 300 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực kinh doanh sữa trẻ em, tính tới thời điểm tháng 4, Nestle đã tăng giá khoảng 5-9% cho 11 mặt hàng. Sau thanh tra, đây là là doanh nghiệp duy nhất bị xử phạt về vi phạm lĩnh vực giá, do kê khai giá thiếu tới 3 sản phẩm trên 24 sản phẩm sữa thuộc danh mục bình ổn. Tháng 4, Thanh tra đã xử phạt hãng này 45 triệu đồng về hành vi trên.

Phạm Huyền