Nhiều ngày nay, thời tiết miền Bắc bị nồm, ướt rượt khiến nhiều gia đình “phát rồ” vì ẩm thấp. Tuy nhiên, nỗi lo lớn của nhiều cha mẹ là khi con sốt, với những cơn co thắt kéo dài.

Chị Trần Thị Hoàng (Mai Dịch, Hà Nội) đang khổ sở vì con trai ho mãi không khỏi. Khi đi khám, bác sĩ cho biết con chị bị viêm tiểu phế quản, dẫn đến ho lâu, vì ho nhiều nên đường thở cũng phù nề, gây khó thở. 

Bác sĩ cho biết cách phòng chống tốt nhất là giảm bớt ẩm ướt trong nhà nhưng chị bó tay. “Trời nồm khiến nhà tôi ướt như đổ nước nên cả nhà phải rút lên tầng 2 sinh hoạt. Nghe lời bác sĩ mấy hôm con ho tôi đã phải bật điều hoà ở chế độ khô để đỡ ẩm. Nhưng cháu vẫn chạy ra ngoài, đi mẫu giáo nên vẫn không tránh khỏi không khí ẩm ướt” - chị Hoàng chia sẻ.

TS Nguyễn Tiến Dũng, chuyên gia nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, bệnh lý khiến trẻ ho dai dẳng là cha mẹ sốt ruột nhất là viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, bệnh này lại không “sợ” kháng sinh nên rất khó dứt điểm. 

Các bậc cha mẹ cần phải kiên trì điều trị theo phác đồ bác sĩ đã kê, cho con uống nhiều nước ẩm để làm loãng dịch nhầy. Đồng thời cần hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

{keywords}


Hiện nay, trời nồm là ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Ngoài ra, nấm mốc, vi khuẩn cũng tác động lên hệ hô hấp của trẻ, khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai, ngay từ đầu tuần, số bệnh nhi đến khám đã gia tăng, trong đó 60% là bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng…

TS Dũng phân tích, trời nồm cũng là điều kiện khiến vi sinh vật, nấm mốc phát triển nên đặc biệt bất lợi với trẻ có tiền sử hen, dị ứng cơ địa. Vì vậy, cha mẹ phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. “Ổ vi khuẩn thường gặp trong nhà chính là rèm cửa, thảm trải sản hay nệm ghế, sopha, ga, gối. Nếu nhà có trẻ bị hen, viêm mũi dị ứng thì không nền dùng thảm hay rèm cửa trong nhà”- TS Dũng khuyến cáo.

Ngoài ra, vi khuẩn có thể bám ngay trên quần áo, đồ chơi của trẻ. Do đó, đồ chơi của trẻ nên thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, để nơi khô ráo, đặc biệt lưu ý với các thú nhồi bông, vải. Khi thấy quần áo của trẻ chưa khô hẳn nên là khô, sấy khô rồi mới cho trẻ mặc. 

Sàn nhà cũng nên lau khô, tránh cho trẻ chơi ở môi trường “sũng nước”. Nếu gia đình có điều hoà thì nên chạy ở chế độ khô, hút ẩm. Để tăng cường sức đề kháng của trẻ nên cho trẻ ăn thức ăn đủ dưỡng chất, tăng rau xanh, hoa quả. 

Nếu trẻ bị bệnh thì nên cho trẻ đi khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh cho trẻ vì bệnh không khỏi mà còn để lại hậu quả lâu dài.

Sai lầm tai hại từ thói quen bế cắp nách trẻ nhỏ

Sai lầm tai hại từ thói quen bế cắp nách trẻ nhỏ

Nhiều mẹ có thói quen bế cắp nách con nhỏ. Tuy nhiên, theo tư vấn của các chuyên gia, việc làm này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ bị ho khi trời lạnh: Mẹo dân gian đơn giản từ gừng

Trẻ nhỏ bị ho khi trời lạnh: Mẹo dân gian đơn giản từ gừng

Chỉ vài thao tác với rất ít thời gian, cách chữa ho cho trẻ đơn giản từ gừng vô cùng hiệu quả. Thậm chí, nếu bạn áp dụng đều đặn trong những ngày lạnh giá, trẻ còn khỏe mạnh không ho, không ốm.

(Theo Dân Việt)