Ảnh: VGP

Kính thưa tất cả các đồng chí, cho phép tôi được gọi như vậy, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị.

Tôi không chuẩn bị phát biểu hôm nay vì buổi lễ này trang trọng, phải đọc bài phát biểu nhưng theo bố trí trước thì đồng chí Bộ trưởng đã có bài phát biểu rồi thì tôi bị “bỏ bom”.

Trước hết, một lần nữa tôi xin chân thành chúc mừng tất cả các thế hệ nghệ sĩ, cán bộ của nhà hát qua các thời kỳ, qua 65 năm phát triển và có những đóng góp rất đáng trân trọng, rất ý nghĩa.

Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các thế hệ nghệ sỹ nhà hát không chỉ với cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, PTTT CP, cám ơn sự đóng góp của nhà hát và các thế hệ nghệ sỹ, cán bộ, nhân viên đã đóng góp rất to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, sự nghiệp đổi mới vào việc qungr bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, vào việc phát huy và giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc.

Tôi cũng xin được có lờichân thành cám ơn, từ một người vốn sinh ra trong một gia đình nông dân không biết gì về âm nhạc, và cũng nhờ tất cả các nghệ sĩ ở đây và tiếp bước các thế hệ nhạc sỹ bây giờ mà những người dân thật bình thường như tôi, như bố mẹ chúng tôi cũng được một phần nào hưởng thụ và cảm nhận cái đẹp của cuộc sống, của văn hóa, của âm nhạc, ca múa nhạc mặc dù tôi rất sâu sắc ý thức rằng cảm nhận của tôi và những người như chung tôi thì rất mức độ, nhất là về những khía cạnh có tính bác học, hàn lâm của ca múa nhạc.

Tôi không biết nên chia sẻ gì bởi vì có rất nhiều điều muốn nói nhưng ở đây chợt nhìn thấy anh Đỗ Hồng Quân thì xin phép anh Quân tôi được nhắc đến anh bởi trong một tài liệu anh gửi cho tôi anh có nói tới lời của Nguyễn Trãi “Thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Đây là lúc làm lễ nhạc”, lúc đấy cụ sau chiến thắng ngoại xâm được giao làm lễ nhạc. Tôi không biết chính xác câu từ tiếp theo nhưng đại ý rằng không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hòa bình là gốc của âm nhạc, thanh ca thì là văn của nhạc. Bây giờ làm sao để ca múa nhạc , nhất là ca múa nhạc dân tộc phát triển tiếp được thì đương nhiên Đảng, CP và toàn xã hội phải lo cái gốc, phải làm sao đất nước hòa bình, phát triển, mọi người đều thấy tự do, đều thấy hạnh phúc và tất cả tràn trề lạc quan thì sẽ ra những tác phẩm âm nhạc hay. Có tác phẩm hay thì sẽ có biểu diễn hay và âm nhạc cũng như văn hóa sẽ phát triển.

Đường nhiên đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội nhưng cũng là trách nhiệm một phần rất quan trọng của giới văn nghệ sỹ nước nhà. Cũng nwh chúng ta đa làm được trong thời kỳ kháng chiến.

Tôi đặc biệt chia sẻ điều này bởi lẽ tôi hiểu rằng không chỉ là lòng dân trong toàn xã họi mà ngay cả lòng người trong từng cơ quan, trong nhà hát của chúng ta và cả những nhà hát khác mà hoặc là xuất phát từ nhà hát của chúng ta hoặc là nền ca múa nhạc, nền nghệ thuật Việt Nam nói chung.

Hòa bình theo nghĩa ở đây là trong cơ chế mới chúng ta phải tự chủ. Một mặt chúng ta phải khẳng định tôn vinh những giá trị truyền thống những nghệ sỹ mà tên tuổi đã đi vào sử sách và lòng người và cả những gương mặt mới với những thị hiếu mới của công chúng làm sao vừa tôn trọng phát huy được cái cũ đồng thời có cơ chế cổ vũ khuyến khích cái mới. Chỉ riêng cái gọi là sự công bằng và vui lòng cũng đã vô cùng khó khăn. Đó là làm sao để chúng ta đều thấy vui lòng khi chúng ta mở cửa và bằng sự phát triển của tuyền thông ngày nay thì văn hóa nếp sống từ bên ngoài du nhập vào rất mạnh. Tôi rất ấn tượng bài phát biểu của giám đốc nhà hát. Tôi đi dự nhiều lễ kỷ niệm ít có khi nào trong lễ kỷ niệm một bài phát biểu của lãnh đạo đơn vị lại nói nhiều đến những điều trăn trở cho những bước tiếp theo như vậy. Điều đó là rất đáng mừng.

Điểm thứ hai tôi muốn được chia sẻ cũng liên quan dến điểm ở trên là làm sao cha ông ta từ nghìn đời đã trao truyền lại cho chúng ta rất nhiều di sản và ngay những thế hệ nhạc sỹ, nghệ sỹ, biên đạo múa và rất nhiều chức danh trong nền nghệ thuật mà tôi không nói chính xác được, không nhớ hết được đã để lại cho ngày hôm nay những tác phẩm, những giá trị thì làm sao những thế hệ của ngày hôm nay và mai sau không chỉ phát huy mà phải làm mới, còn phải làm giàu, còn phải bồi đắp. Đó là trách nhiệm với thế hệ trước và đặc biệt khi bây giờ công nghệ mới, lối sống mới liệu chúng ta có làm được không.

Tôi có dịp gặp anh Quang Vinh và một số anh chị em của nhà hát. Tôi cũng kể một số câu chuyện trong đó lần gần đây nhất tôi có đi dự hội nghị phát triển châu Á, thành viên chính thức là 34 nước châu Á nhưng tham gia có rất nhiều nước trên thế giới và nước chủ nhà, nươc slangs giềng của chúng ta, có làm chương trình văn nghệ, tất cả mọi người (Âu, Á, châu Mỹ) đều hết sức ấn tượng không chỉ là bởi vì trình độ rất chuyên nghiệp sử dụng âm thanh ánh sáng, kỹ xảo hiện đại; không chỉ những nghệ sĩ nội địa biểu diễn những bản nhạc mà nghe không khác gì các nghệ sỹ nổi tiếng thế giới biểu diễn. Mọi người vỗ tay tán thưởng rất nhiệt liệt. Nhưng mà màn được tất cả mọi người tán thưởng nồng nhiệt nhất là màn các nghệ sỹ nước bạn tái hiện lại bằng nhạc, bằng múa, bằng lời ca, bằng âm thanh, ánh sáng tất cả các trò chơi dân gian từ thủa bé mà có rất nhiều trò chơi giống y như Việt Nam mình như nu na nu nống, như bịt mặt bắt dê, rồng rắn lên mây, các trò nhảy của tre con và vô cùng gần gũi, bình dị nhưng cũng rất thanh cao, đầy nhịp sống.

Tôi có tâm sự một số anh em rằng không gian để chúng ta sáng tạo rất lớn còn làm thế nào thì những người như chúng tôi chỉ biết động viên và mong rằng anh em văn nghệ sĩ nếu được Đảng, Nhà nước trong hoàn cảnh hiện nay có thể làm được gì tạo điều kiện thì hết lòng còn cái chính là ở chúng ta. Làm sao các lớp trước đây truyền lại ngọn lửa, kinh nghiệm cho anh em lớp sau để làm những điều để cho văn hóa truyền thống của chúng ta được tỏa sáng. Hiện đại, hội nhập nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc, những thứ rất dân gian từ xa xưa vẫn có sức lôi cuốn đương đại.

Và khi xem những màn biểu diển đấy tôi có thêm lòng tin với những bước đi tới đây của nhà hát ca múa nhạc Việt Nam nói riêng và nền ca múa nhạc Việt Nam nói chung.

Cuối cùng chúng ta tự hào vì rất đặc biệt. Lẽ ra, đúng ra từ cổ xưa đến nay thời bình mới chuộng văn, mới làm lễ nhạc nhưng nền ca múa nhạc cách mạng của chúng ta ra đời trong chiến khu và vì thế chúng ta là đơn vị Anh hùng LLVT và rất nhiều nghệ sỹ, chiến sỹ đã cống hiến, hy sinh. Và mãi đến ngày hôm nay những thế hệ như chúng tôi khi nghe lại những ca khúc như hành khúc từ thời chống Pháp và nhất thời chống Mỹ sau này vẫn còn thấy trong lòng thôi thúc sống lại những ngày tháng đó.

Chusg ta đã góp phần cùng dân tộc chiến thắng ngoại xâm, chiến thắng trong cuộc chiến tranh tưởng chừng không thể chiến thắng được vì chúng ta có chính nghĩa, khát khao hòa bình. Và vì chúng ta luôn hết thảy vì thế hệ mai sau. Tôi nói chúng ta là thế hệ cha ông và có nhiều các chú, các bác ở đây.

Bây giờ đất nước chúng ta muốn giữ được nước thì cũng phải giầu mạnh. Chúng ta phải đối mặt với cái nghèo, các lạc hậu, cái tụt hậu, phải coi giống như một thứ ngoại xâm, làm sao chúng ta thắng, làm sao để khơi dậy hào khí, niềm tự hào dân tộc Việt Nam để vượt qua được những điều mà bình thường trong những trường hợp bình thường không thể làm được.

Tất cả những người dân Việt Nam không riêng những người nghệ sỹ, không riêng tôi đều mong rằng giới văn nghệ sỹ nước nhà phải tiếp tục thổi thêm sức mạnh vào công cuộc đổi mới, cổ vũ cái mới, cổ vũ cái tốt đẹp để làm những thứ trì trệ lạc hậu, để làm những cái ác, cái xấu bị đẩy lùi. Và xưa chúng ta thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có khát khao hòa bình, vì chúng ta hết lòng vì thế hệ mai sau thì nay làm sao chúng ta thắng cuộc chiến nghèo nàn này bằng nhất là trong văn hóa, bằng cái chúng ta có một nền văn hóa mấy nghìn năm rất vững vàng, và rất nhân văn, là chúng ta có một khát khao vươn đến cái đẹp, chúng ta có một tấm lòng hiếu thảo với các thế hệ trước là phải bồi đắp tiếp để xứng với lòng mong mỏi của thế hệ đi trước. tôi nghĩ rằng mọi người Việt Nam đều nghĩ vậy, xin kính chúc tất cả các nghệ sỹ của nhà hát cũng như giới nghệ sỹ của cả nước sẽ có những đóng góp nổi bật hơn để thực sự cùng với cả nước bứt lên được không bị nghèo qúa, không bị tụt hậu, để chúng ta bước ra bên ngoài khi biểu diễn những tác phẩm giới thiệu về Việt Nam không chỉ thuần túy tự hào vì đất nước Việt Nam có truyền thống đấu tranh mấy nghìn năm, có một nền văn hóa cổ truyền như thế nào mà mà còn tự hào là công dân của một nước không chỉ có văn hóa mà còn có đủ tiềm lực để cùng với thế giới giải quyết những vấn đề chung của thế giới.

Theo VGP