Loài ốc sên Satsuma caliginosa. |
Các nhà khoa học phát hiện thấy rằng loài ốc sên đất vỏ nâu (Satsuma caliginosa), sống trên các hòn đảo Ishigaki, Iriomote và Yonagun của Nhật Bản, khi còn nhỏ có khả năng tự cắt bỏ chân khi bị loài rắn Pareas iwasakii tấn công.
Theo Live Science, ốc sên S. caliginosa trưởng thành có lớp vỏ được làm từ vật liệu đặc biệt cứng khiến rắn không thể làm vỡ khi thân ốc sên chui vào bên trong. Nhưng những con ốc sên nhỏ chưa thể tạo được lớp vỏ cứng này bởi vì chúng phải ưu tiên phát triển kích thước vỏ cho đến khi trưởng thành. Điều này khiến chúng dễ trở thành mồi ngon của loài rắn P. iwasakii.
Để chống lại sự tấn công của loài rắn P. iwasakii, một con ốc sên nhỏ sẽ hy sinh phần chân của nó khi bị tấn công. Chân của ốc sên là một phần của cơ thể mà ốc sên sử dụng để di chuyển. Nó giống như một chiếc đuôi trượt trên mặt đất.
Tiến sĩ Masaki Hoso, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm đa dạng sinh học tự nhiên ở Hà Lan, phát hiện thấy rằng 60% ốc sên S. caliginosa sống sót sau khi bị rắn tấn công. Trong số này, 45% ốc sên tự cắt bỏ phần chân để thoát khỏi những chiếc răng nhọn của rắn.
Những con ốc sên trường thành ít cắt bỏ phần chân của chúng hơn những con ốc sên nhỏ, bởi vì tự cắt chân có thể khiến chúng khó khăn trong việc thích ứng. Một con ốc sên phải mất 1 tháng để mọc lại phần chân bị mất.
Những nghiên cứu trước đây đã phát hiện thấy rằng P. iwasakiii có khả năng bắt được những con ốc sên có vỏ xoắn theo chiều kim đồng hồ, nên một số loài ốc sên S. caliginosa đã tiến hóa phát triển vỏ của chúng có chiều xoắn ngược lại giúp bảo vệ chúng khỏi loài rắn.
Hà Hương