Thông tin này đã được công bố trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ ở Honolulu, Hawaii.

NASA cho biết, hành tinh này có tên TOI 700 d, hiện đang quay quanh một ngôi sao cách Trái Đất khoảng 100 năm ánh sáng và nằm trong vùng có khả năng để sinh sống.

TOI 700 d có khối lượng và kích thước chỉ bằng khoảng 40% Mặt trời, nhiệt độ bề mặt chỉ bằng một nửa.

Đây chính là phát hiện rất thú vị đối với các nhà thiên văn học vì TOI 700 d là một trong số ít các hành tinh có thể có sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời và có kích thước tương đương Trái Đất.

{keywords}

Đồ họa mô phỏng ngoại hành tinh TOI 700 d.

Trước đó, TESS đã phát hiện ra 3 hành tinh trên quỹ đạo của ngôi sao TOI 700, được đặt tên là TOI 700 b, c và d.

TOI 700 d là hành tinh cách xa ngôi sao TOI 700 nhất. Tuy nhiên, chỉ có hành tinh này nằm trong "vùng Goldilocks", có nghĩa phạm vi không quá xa cũng không quá gần ngôi sao chủ, nơi nhiệt độ có thể cho phép sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.

Quỹ đạo của TOI 700 d kéo dài 37 ngày ở Trái đất. Hành tinh này nhận được 86% năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời. Đặc biệt, một bên của hành tinh này luôn có ánh sáng ban ngày.  

“TESS đã được thiết kế và phóng lên với mục đích tìm kiếm các hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất, đang quay quanh các ngôi sao gần đó”, Paul Hertz, Giám đốc bộ phận vật lý thiên văn của NASA cho biết.

Kính viễn vọng TESS vốn là thiết bị sử dụng camera trường rộng quét 85% bầu trời. Nhiệm vụ của TESS là khảo sát những ngôi sao sáng nhất gần Trái Đất để tìm kiếm các ngoại hành tinh, đồng thời giúp các nhà thiên văn học nghiên cứu khối lượng, kích thước và quỹ đạo của chúng.

Trường Giang (Theo CNN)

Những bức ảnh khoa học ấn tượng nhất trong năm 2019

Những bức ảnh khoa học ấn tượng nhất trong năm 2019

Năm 2019 là năm nhân loại chụp được hình ảnh đầu tiên về hố đen. Năm vừa qua cũng mang lại những góc nhìn mới mẻ về một số sinh vật nhỏ nhất trên Trái đất và những dấu hiệu đáng lo ngại về biến đổi khí hậu.