Các nhà nghiên cứu, khảo cổ học quốc tế đã sử dụng công nghệ quét laser để tìm kiếm dấu ấn các di tích trong một khu vực rộng hơn 1.100km2, gần Di sản thế giới Angkor Wat, Campuchia.

Kết quả thật bất ngờ, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dưới đống đổ nát của nhiều công trình di tích cổ vẫn còn lại trên mặt đất tại khu rừng bên cạnh Angkor Wat là một trong những thành phố lớn nhất có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ 12.

Đây được coi là phát hiện mang tính đột phá, hứa hẹn đem lại thêm những thông tin mấu chốt về lịch sử của cả Khu vực Đông Nam Á.

{keywords}
Nhiều bí ẩn chưa được giải đáp tại đến Angkor Wat

Thành phố lớn được các nhà khảo cổ xác định nằm ở gần dãy núi Phnom Kulen, vùi sâu dưới thảm rừng Mahendraparvata. Các nhà khảo cổ cho rằng kích thước quy mô của thành phố này cũng phải tương đương thủ đô Phnom Penh. Những kết quả ban đầu đã cho thấy khá rõ nét về một thành phố đã từng phát triển huy hoàng trong lịch sử với hệ thống cấp nước rất tiên tiến so với thời điểm nó hình thành.

Trong nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những chứng cứ về sự hình thành cũng như quá trình tồn tại của thành phố trước và cả sau thời kỳ hình thành quần thể đền đài Angkor Wat. Điều này sẽ làm thay đổi học thuyết trước đây về quá trình hình thành và như phát triển của đế chế Khmer.

Công nghệ quét laser này được thực hiện bởi tổ chức Sáng kiến Lidar (CALI), ​​với mục đích phát hiện, hình thành bản đồ và so sánh cảnh quan khảo cổ xung quanh các đền thờ phức hợp của Campuchia, nhằm hiểu rõ hơn sự hưng thịnh và suy vong của nền văn minh sớm ở Đông Nam Á.

Di sản thế giới Angkor Wat có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XII, thờ Thần Vishnu và người ta ước tính phải mất 30 năm để hoàn thành công trình này.

Khánh An (Theo angkorlidar.org)