Tuy nhiên, tiềm năng diện tích đất trống để phát triển điện mặt trời hầu như không còn, bởi vậy sản xuất điện kết hợp sản xuất nông nghiệp là hướng đi rất hợp lý. Hơn nữa, những quy định pháp luật hiện hành về đất nông nghiệp đang gây khó khăn cho đầu tư, bởi việc xây dựng nhà kiên cố, các công trình công nghiệp trên loại đất này là không được phép.

{keywords}
Chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần được quan tâm cả về quy mô tập trung lẫn phân tán và tích hợp để vừa tránh xung đột về đất đai, vừa đảm bảo sinh kế, cơ hội hợp tác mới của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng.

Nhiều địa phương trong tỉnh đề nghị Nhà nước cho phép làm quy hoạch về đất nông - điện, và đưa đất nông-điện thành đất “nông nghiệp khác,” được hưởng những quy định riêng về khai thác, sử dụng. 

Khuyến nghị về chính sách cho chuyển dịch năng lượng bền vững, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh Ngụy Thị Khanh cho rằng, cần thiết lập một cơ chế điều phối cấp Nhà nước để thúc đẩy hợp tác liên ngành, xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi công bằng.

Các tỉnh cần kiến nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực thi một cách đồng bộ, nhất quán chính sách ưu tiên sử dụng hiệu quả năng lượng gắn với phát triển ngành năng lượng tái tạo, hạn chế việc đầu tư thêm các nhà máy sản xuất điện bằng nhiên liệu hóa thạch.

Chính sách phát triển năng lượng tái tạo cần được quan tâm cả về quy mô tập trung lẫn phân tán và tích hợp để vừa tránh xung đột về đất đai, vừa đảm bảo sinh kế, cơ hội hợp tác mới của người dân và các nhóm cộng đồng bị ảnh hưởng trong chuyển dịch năng lượng.

Ngoài ra, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào việc nghiên cứu, đổi mới và sản xuất thiết bị chuyển đổi, lưu trữ và kết nối quản lý hệ thống điện năng lượng tái tạo.

Huyền Sâm